TTLV: “Quản trị nội dung thông tin về đại dịch Covid-19 tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

Thứ tư - 24/05/2023 05:13
1. Họ và tên học viên: ĐÀO THỊ HOÀI PHƯƠNG
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28/09/1988
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Quản trị nội dung thông tin về đại dịch Covid-19 tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC”
8. Chuyên ngành: Quản trị báo chí và truyền thông; Mã số: Thí điểm
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thị Xuân Hòa, Phó Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thông qua sự kết hợp đa dạng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích tài liệu; thống kê; đối chiếu, so sánh; phỏng vấn sâu…tác giả đã làm rõ và đưa ra được một số các nội dung, kết luận nghiên cứu quan trọng trong luận văn tốt nghiệp, cụ thể:
Ở chương 1, tác giả đã nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị thông tin và quản trị thông tin dịch bệnh Covid-19 trên truyền hình.
Ở chương 2 của luận văn, thông qua kết quả khảo sát các thông tin về Covid-19 trong hệ thống Bản tin thời sự của kênh VTC1, trong đó tập trung vào Bản tin “Nhật ký chống dịch Covid-19” và chương trình “Tấn công Covid-19 - Ổn định sản xuất” tác giả đã chỉ ra các nội dung quan trọng xoay quanh hoạt động quản trị thông tin dịch bệnh Covid-19 tại Đài Truyền hình KTS VTC như: (1) Các hành động của chủ thể quản trị - bao gồm lãnh đạo và quản lý. Đối tượng chủ yếu và trực tiếp của quản trị thông tin là những mối quan hệ con người bên trong và bên ngoài đài truyền hình, các kênh truyền hình; (2) Phân tích và làm rõ nội dung quản trị về thông tin dịch bệnh Covid-19 và (3) xác định thực trạng các phương thức quản trị như: thông qua quy chế, quy định; công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá; quản trị dữ liệu và sắp xếp nhân sự...
Ở chương 3 của luận văn, tác giả đã xác định tầm quan trọng của việc quản trị thông tin về dịch bệnh trên báo chí trước thực trạng được các nhà khoa học và chuyên gia y tế cảnh báo - thế giới sẽ còn tiếp tục phải đối diện với các dịch bệnh nguy hiểm trong tương lai. Từ đó đề xuất một số giải pháp như: Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo quản lý về vai trò của quản trị thông tin về dịch bệnh; Chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch quản trị thông tin về dịch bệnh; Đổi mới quản trị nội dung thông tin khi tác nghiệp trong môi trường dịch bệnh; Xây dựng cơ chế tạo động lực, bảo vệ nhà báo tác nghiệp trong môi trường dịch bệnh…
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Việc nghiên cứu đề tài này góp phần cung cấp thêm tài liệu về quản trị thông tin và quản trị thông tin dịch bệnh khi nghiên cứu về lý luận và các vấn đề trong thực tiễn hoạt động báo chí.
Thêm vào đó, các kết luận và giải pháp được đưa ra trong luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc quản trị thông tin ở các đài truyền hình với các dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Phát triển thêm nghiên cứu về hoạt động tác nghiệp của nhà báo trong môi trường dịch bệnh (xác định và kiểm chứng thông tin, kiểm tra thông tin, sáng tạo tác phẩm…)
Nghiên cứu thêm về hành vi của công chúng trong tiếp nhận thông tin dịch bệnh để từ đó có những phát hiện tốt hơn về quản trị thông tin dịch bệnh, xem xét trong mối quan hệ giữa cơ quan báo chí – nhà báo và công chúng.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Dao Thi Hoai Phuong.................. 2. Sex: Female..........................................
3. Date of birth: 28/09/1988............................... 4. Place of birth: Nghe An.......................
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV     Dated: 24/12/2020..................
6. Changes in academic process: No........................................................................................
7. Official thesis title: Information content management of the Covid-19 pandemic at VTC Digital Television.
8. Major: Journalism and Media Management          . Code: Pilot......................................
10. Supervisors: PhD Đinh Thị Xuân Hòa, Vice of the Department of Radio and Television, the Academy of Journalism and Communication... .....................................................................
11. Summary of the findings of the thesis: ............................................................................
Through the diverse combination of research methods such as document analysis, statistics, cross-referencing, comparisons, and in-depth interviews, the author has clarified and presented some important research contents and conclusions in the thesis, specifically:
In Chapter 1, the author studied and systematized theoretical and practical issues related to generic information management and information management of Covid-19 on Television.
In Chapter 2, through the survey about Covid-19 in the News Bulletin system of VTC1 channel, focusing on the bulletin "Covid-19 Diary" and the program "Attacking Covid-19 - Stabilizing Production," the author identified important content around the management of Covid-19 information at VTC Digital Television: (1) Actions of the management subjects, including leadership and administration. The primary and direct subjects of information management are the human relationships within and outside the television station and television channels; (2) Analysis and clarification of Covid-19 information management content, and (3) Identification of the current situation of management methods such as regulations and rules; inspection, supervision, and evaluation work; data management, and human resource management.
In Chapter 3, the author determined the importance of information management about epidemics in the media, given the current situation where scientists and medical experts warn that the world will continue to face dangerous epidemics and pandemics in the future. From there, the author proposed some solutions such as: Enhancing the awareness of leadership and management teams regarding the role of epidemic information management; Proactively developing strategies and plans for epidemic information management; Innovating content management when operating in an epidemic environment; Establishing mechanisms to motivate and protect journalists working in an epidemic environment.
12. Practical applicability, if any: ...........................................................................................
This research contributes to the field of journalism by exploring the theory and issues of pandemic/epidemic information management.
The thesis also provides valuable recommendations for television stations on managing information related to potential epidemic in the future. The suggestions are based on the findings and conclusions of the study..
13. Further research directions, if any: ..................................................................................
Conduct more research on the activities of journalists in the epidemic environment (such as identifying and verifying information, checking sources, etc).
Further investigate the public's behavior in receiving epidemic information to obtain better insights on the information management of disease-related content, taking into account the relationship between the press, journalists, and the public..
14. Thesis-related publications: No.........................................................................................
 

Tác giả: USSH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây