TTLV: Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ

Thứ năm - 12/04/2012 23:26
Thông tin luận văn "Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ" của HVCH Hoàng Tuyết Nhung, chuyên ngành Văn học Việt Nam.
Thông tin luận văn "Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ" của HVCH Hoàng Tuyết Nhung, chuyên ngành Văn học Việt Nam. 1. Họ và tên học viên: Hoàng Tuyết Nhung 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh:03/02/1982 4. Nơi sinh: Từ Liêm – Hà Nội. 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QD-XHNV-KH&SĐH ngày: 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có. 7. Tên đề tài luận văn: Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ 8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34. 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Văn Lân, Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại – Khoa Văn học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trong luận văn Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ, chúng tôi tạo dựng chân dung Tú Mỡ với tư cách là một tác giả văn học có tầm xứng đáng để nghiên cứu trong bối cảnh xã hội và tình hình văn học thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI. Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, chúng tôi hướng đến làm rõ ba vấn đề. Thứ nhất, chúng tôi giới thuyết về mặt lí luận khái niệm tiếng cười, tiếng cười trong đời sống và trong văn học, từ đó làm nổi bật vai trò của nhà thơ Tú Mỡ trong nền văn học dân tộc. Thứ hai, chúng tôi tiến hành khảo sát một cách chi tiết, toàn diện các tập thơ tiêu biểu của ông qua các giai đoạn sáng tác, làm nổi bật đối tượng tiếng cười trong thơ ông, qua đó nhận định, đánh giá giá trị của những tác phẩm làm nên chân dung một tác giả văn học. Thứ ba, trên cơ sở những nghiên cứu ở các phần trước, chúng tôi nghiên cứu những biện pháp nghệ thuật trào phúng của nhà thơ Tú Mỡ. Chính điều này đã làm nên sức sống của thơ trào phúng Tú Mỡ suốt thế kỉ XX với hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, và sự hấp dẫn, cái duyên của thơ ông cho đến tận ngày nay. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể vận dụng trong công tác giảng dạy bộ môn Văn học trong nhà trường THPT. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Có thể khai thác sâu rộng thêm về đề tài này theo hướng mở rộng ra toàn bộ các tập thơ đã xuất bản và đang ở dạng di cảo, liên hệ với tình hình văn học trào phúng đương đại, tìm hướng phát triển dòng văn học này. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Hoang Tuyet Nhung 2. Sex: Female 3. Date of birth:03/02/1982 4. Place of birth: Tư Liem – Ha Noi 5. Admission decision number: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated: 14/10/2009 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: The Laughing of Tu Mo’s poems. 8. Major: Vietnamese Literature 9. Code: 60 22 34 10. Supervisors: Professor Doctor. Le Van Lan - Department of Vietnamese Literature - University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi 11. Summary of the findings of the thesis: In the thesis The Laughing of Tu Mo's poems, we potray Tu Mo as a worth literature author in the social and literatural century context of the twentieth century - the begining of twenty first century. Beside the begining and the conclusion, we would like to clarify three parts. First of all, we explain the theoretical concept of the laugh, the laugh in life and the laugh in literature, thus we will clarify the role of Tu Mo in the ethnic literature. Second, we study carefully and entirely his typical poems through his period of writing to stand-out the laugh in his works, in which, we consider and evaluate the value of the works that make his portrait as a literature author. And the last, base on the researches in the previous parts, we learn about Tu Mo’s satiric writing style. He obtains creatively and makes use of the culture and folk source, follows the domestic and international poets in the previous of time to make a modern as ethnic identity Tu Mo style. That creats Tu Mo’s satitic poems during the twentieth century with the two war of resistance of the nation and the attraction of his poems up to now. 12. Practical applicability, if any: Can be used in teaching literature of Viet Nam in High school. 13. Further research directions, if any: Continue conducte on Tu Mo and compair with the nowaday authers. 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây