TTLV: Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ

Thứ năm - 19/04/2012 13:02
Thông tin luận văn "Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến" của HVCH Lê Thị Phượng, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Thông tin luận văn "Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến" của HVCH Lê Thị Phượng, chuyên ngành Ngôn ngữ học. 1. Họ và tên học viên: Lê Thị Phượng 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 18/08/1985 4. Nơi sinh: Huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: “Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến”. 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01. 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS.Đinh Văn Đức. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn - Chương 1 của luận văn, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: + Một số khái niệm liên quan đến truyền thông: truyền thông là gì? thế nào là truyền thông xã hội? + Điểm lại những công trình nghiên cứu về diễn ngôn từ trước tới giờ và những quan niệm khác nhau về diễn ngôn. + Trình bày một số khái niệm về: phân tích diễn ngôn; lí thuyết cấu trúc diễn ngôn; các chức năng của diễn ngôn; phương pháp phân đoạn diễn ngôn;...v.v. + Mặt khác chương này cũng giới thiệu sơ bộ về các bài hát kháng chiến: khái niệm; đặc điểm; các giai đoạn; mức độ phổ biến, v.v. Cơ sở lí luận này sẽ làm nền tảng và định hướng nghiên cứu cho toàn luận văn. - Chương 2 của luận văn, chúng tôi đi vào khảo sát, phân tích cấu trúc của 104 ca khúc cách mạng, và rút ra được một số nhận xét sau: + Bố cục của một ca khúc gồm 6 phần cơ bản. Mỗi phần đều có một vai trò rất quan trọng trong sự quyết định thành công của một bài hát. + Các bài hát đều được xây dựng theo nguyên lí song song. Có thể là song song về phương diện nhịp điệu, từ, ngữ, câu hay cả về cấu trúc của đoạn, lời. + Xét về mặt quan hệ diễn ngôn, chúng tôi thấy có 6 quan hệ: chứng minh, nhân nhượng, nhân quả, liệt kê, mục đích, thời gian. + Tuỳ vào nội dung của ca khúc mà tên ca khúc có thể là một câu đơn, một ngữ hoặc một từ loại. + Các nhạc sĩ thường sử dụng thủ pháp so sánh/ví von; các phương tiện liên kết; kết cấu đảo; cấu trúc lồng; vị ngữ phụ và trạng ngữ làm tăng thêm tính thật, tính sinh động và sâu sắc hơn cho các ca khúc cách mạng. Chương 3 của luận văn, chúng tôi đã đi vào chức năng tác động đến cộng đồng xã hội của các ca từ trong bài hát cách mạng. Đó là những chức năng: + Chức năng tác động qua các hành động ngôn từ; + Chức năng tác động qua các tiểu chức năng; + Chức năng tác động qua sự phối hợp giữa âm thanh và ngôn từ; Những đơn vị trên đều được các tác giả chọn lựa và sắp xếp theo những dụng ý riêng rất tinh tế và độc đáo, làm cho các ca khúc trở thành những nhạc phẩm rất đỗi sâu sắc với sức sống mãnh liệt, lại giàu chất hiện thực. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần giải quyết nhiều vấn đề về cách sử dụng tiếng Việt và là cơ sở để biên soạn nội dung, xác định phương pháp dạy tiếng Việt không chỉ cho người Việt mà còn cho người nước ngoài học tiếng Việt. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chức năng sử dụng của các ca từ khi nhạc sĩ sáng tác nhạc phẩm mới kèm theo thông điệp muốn gửi đến thính giả; từ đó thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và thể hiện mục đích giao tiếp của mình. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Thi Phuong 2. Sex: Female 3. Date of birth: 18/08/1985 4. Place of birth: Hai Phong province 5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated: November 2, 2007 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: “Language of social media by analyzing the lyrics of Resistance songs”. 8. Major: Linguistics 9. Code: 60 22 01 10. Supervisor: Prof. Dr. Dinh Van Duc 11. Summary of the thesis’s results - In Chapter 1, we present some theoretical issues relating to the topic, including: + Mentioning about some concepts relating to media: What is media? What is social media? + Reviewing the research on discourse up to now and different notions of discourse; + Presenting some concepts of discourse analysis, theoretical discourse structure, discourse functions, discourse segmentation method, etc. + On the other hand, this Chapter also introduces Resistance songs about their concept, characteristics, stage, popularity, etc. This theoretical basis is the foundation and research direction of the entire thesis. - In Chapter 2, we process to survey, analyze the structure of 104 revolutionary songs, and draw some comments as follows: + The structure of a song includes 6 basic parts. Each section plays an important role in deciding the success of the song; + The songs are composed according to the principle of parallelism. This can be parallel in terms of rhythm, word, speech, statement, or structure of paragraphs and words. + In term of discourse relations, we find 6 factors, including: demonstration, concession, causality, purpose, time. + Depending on the content of the song, its name can be a single sentence, a term or a word. + Composers often use the method of comparison/ metaphor, the means of linking, reversed structure, integrated structure, auxiliary predicate and adverb, which increases the realism, flexibility and meaning to revolutionary songs. - In Chapter 3, we consider the functional effects on social community of the lyrics in revolutionary songs as below: + Functional effects through action words; + Functional effects through subfunctions; + Functional effects through the combination between music and lyrics; - These units are selected and arranged subtly by composers’ own intention, which makes the songs more meaningful with rich vitality and reality. 12. Applicability in reality The research results of the thesis can contribute to solving many problems in using Vietnamese. They are also the bases for compiling the content and determining the teaching methods for Vietnamese people and foreigners. In particular, with the trend of integration and globalization today, the research results can contribute to the improvement of using the functions of lyrics when the composers create a new song implying meaningful messages to the audience, which make these composers easier to communicate and express their communication purposes. 13. Next research orientations: None 14. Other publicized works relating to the thesis: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây