Thông tin luận văn "Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hoá văn học Việt Nam" của HVCH Trương Thị Hải, chuyên ngành Văn học Việt Nam.
1. Họ và tên học viên: Trương Thị Hải
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/04/1985
4. Nơi sinh: Lào Cai
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày: 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hoá văn học Việt Nam
8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60220121
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Vương - Bộ môn Văn học Việt Nam trung đại – Khoa Văn học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trong luận văn Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hoá văn học Việt Nam ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận chúng tôi hướng đến làm rõ ba vấn đề. Thứ nhất, chúng tôi tạo dựng chân dung Phan Mạnh Danh với tư cách là một tác giả văn học có tầm xứng đáng để nghiên cứu. Trong phần này chúng tôi đã phân chia làm ba mốc giai đoạn trong cuộc đời tác giả, tương ứng với mỗi giai đoạn chúng tôi điểm qua những sự kiện và trước tác cơ bản trong hành trình hoạt động văn chương của ông. Thứ hai, chúng tôi tiến hành khảo sát một cách chi tiết, toàn diện hệ thống trước tác của ông theo trình tự mốc thời gian phân chia giai đoạn vận động và phát triển của văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX cho đến khi tác giả qua đời (năm 1942), qua đó nhận định, đánh giá giá trị của những trước tác tiêu biểu làm nên chân dung một tác giả văn học. Thứ ba, trên cơ sở những nghiên cứu ở các phần trước, dựa theo các tiêu chí loại hình học tác giả, chúng tôi tiến hành nhận định loại hình tác giả nhà nho đối với Phan Mạnh Danh. Với nguồn gốc xuất thân là nhà nho, với những nét “thị tài” và “đa tình” trong cả đời sống lẫn văn học, ông xứng đáng là một nhà nho tài tử. Sống trong bối cảnh hiện đại hoá văn học, Phan Mạnh Danh đã đề kháng một cách khéo léo với công cuộc hiện đại hoá qua hàng loạt hoạt động sáng tác, phiên dịch, biên soạn của mình. Tuy nhiên, đề kháng không có nghĩa là ông không có đóng góp gì cho nền văn học nước nhà. Trái lại, ông đã trở thành một trong số hiếm hoi những tác giả góp phần vào công cuộc giữ gìn, bảo tồn, phục hưng tinh hoa văn học văn hoá nước nhà.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Truong Thi Hai 2. Sex: Female
3. Date of birth: 26/04/1985 4. Place of birth: Lao Cai
5. Admission decision number: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated: 14/10/2009
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Phan Manh Danh’s works in the context of modernization of Vietnamese literature.
8. Major: Vietnamese Literature 9. Code: 60220121
10. Supervisors:
Associate Professor Doctor.Tran Ngoc Vuong
Department of middle Vietnamese Literature
University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
In the thesis titled Phan Manh Danh’s works in the context of modernization of Vietnamese literature, besides Introduction and Conclusion, we would like to clarify three viewpoints. First of all, we have portrayed Phan Manh Danh as an author worth for studying. In this part, we divided into three stages of his life; corresponding to each stage, we mentioned events and basic works among his literature activities. Second, we conducted a detailed and comprehensive survey on his works system based on timeline of operation and development of Vietnamese literature from late the nineteenth century to his death (1942), then evaluated value of typical works which made a portrait of a literature author. Third, based on previous studies and criteria of authors, we evaluated Phan Manh Danh as a confician scholar. Originated from a confician scholar with “presumed ability” and “sentimental” nature in both literature and life, he deserves title of a dilettante confician scholar. In the context of modernization of literature, he has cleverly resisted by all writing, interpreting and compiling activities. However, resistance does not mean that he had no contribution to national literature at all. In stead of that, he became one of authors who contributed to preservation and revival cultural quintessence of national culture and literature.
12. Practical applicability, if any: None
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None