Tin tức

Du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập thế giới

Thứ ba - 29/12/2009 02:44

Ngày 29/12/2009, Khoa Du lịch Trường ĐHKHXH&NV tổ chức toạ đàm với chủ đề: “Du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập thế giới” với sự tham gia của nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Khoa cùng đại diện nhiều cơ quan, doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực du lịch.

Ngày 29/12/2009, Khoa Du lịch Trường ĐHKHXH&NV tổ chức toạ đàm với chủ đề: “Du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập thế giới” với sự tham gia của nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Khoa cùng đại diện nhiều cơ quan, doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực du lịch.

Nội dung chính của toạ đàm là thảo luận về những thuận lợi và thách thức đặt ra đối với ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và đề xuất những giải pháp tháo gỡ.

Các báo cáo có chung nhận định rằng việc hội nhập với nền kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng rất sâu sắc trên mọi mặt của nền kinh tế nước ta, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến các hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Du lịch Việt Nam đứng trước nhiều thách thức như sự gia tăng năng lực cạnh tranh về du lịch giữa các quốc gia; khủng hoảng kinh tế cùng với thiên tai, dịch bệnh làm giảm tính hấp dẫn của du lịch; tình trạng thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được về chất lượng đối với nhân lực làm việc trong ngành du lịch...

Bên cạnh những khó khăn, một số tín hiệu mới đã xuất hiện cho thấy những triển vọng phát triển của Du lịch Việt Nam trong thời gian tới như: sự phục hồi nhanh chóng về kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong tương quan so sánh với các khu vực khác trên thế giới; những sự kiện lớn mang tính toàn cầu cùng nhiều sự kiện mang tính quốc gia của Việt Nam sẽ diễn ra trong năm 2010 là cơ hội lớn để phát triển du lịch...

Một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu và thảo luận tại toạ đàm lần này là thực trạng và giải pháp cho việc đào tạo nhân lực du lịch tại Việt Nam. Trong đó, các ý kiến đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tập trung vào các hướng: tăng cường liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp bằng cách mời các doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp vào quá trình đào tạo; tăng cường các kĩ năng nghề trong chương trình đào tạo; phân chuyên ngành sớm để tạo cơ hội cho sinh viên được đào tạo chuyên sâu hơn; đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ; tăng cường bồi dưỡng kiến thức nền về văn hoá – xã hội cho sinh viên Du lịch học; xây dựng chương trình đào tạo ngành Du lịch học theo hướng mở và cập nhật, liên thông với các chương trình đào tạo du lịch trên thế giới...

Tác giả: thanhha

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây