Giảng dạy và nghiên cứu khoa học quản lý: lý luận và thực tiễn

Thứ năm - 28/01/2016 06:33
Hội thảo “Giảng dạy và nghiên cứu Khoa học Quản lý: Lý luận và thực tiễn” do Trường ĐHKHXH&NV tổ chức ngày 23/1/2015. GS.TS Nguyễn Văn Kim - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Trần Văn Hải (Khoa Khoa học Quản lý) chủ trì hội thảo.
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học quản lý: lý luận và thực tiễn
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học quản lý: lý luận và thực tiễn

Trường ĐHKHXH&NV đã bắt đầu đào tạo đại học chuyên ngành Quản lý Xã hội từ năm 1995, đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý KH&CN từ năm 1999 và xây dựng CTĐT về sở hữu trí tuệ từ năm 1999. Đây là những cơ sở tiền thân để phát triển Khoa KHQL. Trước đòi hỏi của đất nước đối với nguồn nhân lực quản lý, ngày 30/9/2002, Giám đốc ĐHQGHN ký quyết định số 652/TCCB  thành lập Bộ môn KHQL trực thuộc Trường ĐHKHXH&NV, trên cơ sở hợp nhất Bộ môn Quản lý xã hội (thuộc Khoa Triết học) và Bộ môn Khoa học luận (thuộc Khoa Xã hội học). Sau đó, vào ngày 11/8/2006, Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định số 782/QĐ-TCCB về việc thành lập Khoa KHQL. Khoa có chức năng, nhiệm vụ chính là đào tạo đại học, sau đại học và NCKH về KHQL trong đó có bốn lĩnh vực chính: quản lý KH&CN, quản lý nguồn nhân lực, chính sách xã hội và quản lý sở hữu trí tuệ. Trải qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụ đào tạo trong gần 15 năm qua, Khoa KHQL không ngừng phát triển, đa dạng về ngành học, hệ đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu thực tiễn về nhân lực quản lý. Tổng số bộ môn của khoa là 4: Bộ môn Quản lý xã hội, Bộ môn Chính sách và quản lý KH&CN, Bộ môn Sở hữu trí tuệ, Bộ môn Lý luận và phương pháp. Tính đến nay, Khoa đã đào tạo 13 khóa SV tốt nghiệp hệ chuẩn (từ K44 đến K56), 8 khóa SV tốt nghiệp hệ CLC (từ K49 đến K56).

Nhiều năm qua, công tác nghiên cứu và giảng dạy Khoa học Quản lý (KHQL) ở Trường ĐHKHXH&NV đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho cả nước ở trình độ cử nhân và sau đại học; tham gia nghiên cứu tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn quản lý ở nước ta và một số nước khác; tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, phổ biến và vận dụng tinh hoa quản lý của thế giới; ... Hiện nay, thực tiễn cuộc sống đã và đang đặt ra cho công tác nghiên cứu và giảng dạy KHQL ở nước ta những vấn đề mới, những thách thức mới và những cơ hội mới. Trong bối cảnh đó, hội thảo là hoạt động khoa học nhằm đánh giá trực trạng, ghi nhận những thành tựu và chỉ ra những hạn chế của công tác nghiên cứu và giảng dạy KHQL; trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và nghiên cứu và ứng dụng ngành học này phục vụ sự phát triển của xã hội.

Hội thảo có 26 tham luận của các nhà khoa học đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp,… với nội dung bàn đến các vấn đề lý luận, các thuật ngữ trong giảng dạy và nghiên cứu KHQL, những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong giảng dạy và nghiên cứu KHQL, các lý thuyết mới trong nghiên cứu KHQL, vấn đề đương đại trong giảng dạy và nghiên cứu KHQL và các phương pháp nghiên cứu và giảng KHQL

Tác giả: Thanh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây