Ngôn ngữ
Nhiều minh chứng đã khẳng định, phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt đẹp: cần cù, nhân hậu, chu đáo... Cũng như những người phụ nữ khác, họ xứng đáng được trân trọng và yêu thương. Tuy nhiên, chính phụ nữ lại là đối tượng chính của nạn bạo lực giới – bạo lực dựa trên cơ sở giới bao gồm các hành động gây đau đớn về thể xác, tinh thần hay tình dục, đe dọa, cưỡng bức, tước đoạt tự do dưới các hình thức khác nhau.
“Thuật ngữ này phản ánh sự bất bình đẳng giữa các giới tính trong xã hội, nó có thể xảy ra với bất cứ ai, kể cả đàn ông. Tuy nhiên phụ nữ và trẻ em gái lại là thành phần phải chịu tổn thương nhiều hơn cả” - bạn Khánh Linh, đại diện CLB Nhân văn – Bình đẳng giới phát biểu.
Bạo lực giới có rất nhiều dạng: bạo lực gia đình, hiếp dâm, tảo hôn, buôn bán phụ nữ, lựa chọn giới tính thai nhi, lạm dụng, quấy rối tình dục, … Tất cả đều là những vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội.
Một nghiên cứu của Tổng cục Thống kê và Liên Hợp quốc tại Việt Nam công bố năm 2010 cho biết: có 58% phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn từng ít nhất một lần bị bạo hành về thể xác, tinh thần, hay tình dục. Mỗi năm có hơn 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái và 87% nạn nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm được sự hỗ trợ. Từ 2005-2009, có gần 6.000 phụ nữ và trẻ em được xác định là nạn nhân của nạn mua bán người tại Việt Nam.
“Việc khó khăn ở đây chính là việc nâng cao nhận thức và sửa đổi hệ tư tưởng, giải quyết những vấn đề khiến phụ nữ phải chịu áp lực kép từ gia đình và xã hội, việc xem thường hệ thống pháp luật về phòng chống bạo lực giới” – bạn Trương Thị Thu Hiền (Phó Chủ nhiệm CLB Nhân văn) nói.
Anh Etienne Mahler (sinh viên Khoa Việt Nam học và tiếng Việt) cho rằng: “Để ngăn chặn được vấn nạn này, cần làm tốt công tác truyền thông để thay đổi nhận thức con người, trước hết là ở trong trường đại học”.
Buổi sinh hoạt đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp, mang đến cho sinh viên Trường ĐHKHXH&NV nhiều nhận thức về vai trò và sức mạnh của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại.
Thông tin thêm về CLB Nhân văn - Bình đẳng giới:
Tác giả: Mỹ Nhàn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn