“Hợp tác quản lý nguồn nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng”

Thứ tư - 24/10/2018 14:06
Hội thảo khoa học quốc tế “Hợp tác quản lý nguồn nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng” do Trường ĐHKHXH&NV và Viện Konrad Adenauer Stiftung (CHLB Đức) tổ chức ngày 16/10/2018.
“Hợp tác quản lý nguồn nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng”
“Hợp tác quản lý nguồn nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng”

Tham gia hội thảo có các chuyên gia đến từ các nước có chung mối quan tâm đến vấn đề quản lý nguồn nước trên sông như GS. Detlef Briesen (Đại học Giessen, CHLB Đức), GS. Kim Philip Schumacher (Đại học Vechta, CHLB Đức), GS. Kumaresan Raja (Đại học Pondicherry, Ấn Độ), TS. Win Maung (Viện Môi trường Myanmar), TS. Vannarith Chheang (Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore)… Các chuyên gia hàng đầu Việt Nam như GS. Nguyễn Ngọc Trân (nguyên Chủ nhiệm Chương trình cấp Nhà nước về Điều tra cơ bản tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long), GS. Đỗ Tiến Sâm (Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cùng các nhà nghiên cứu đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hội thảo chia làm bốn tiểu ban với các chủ đề chính như sau: Những thách thức trong vấn đề quản lý nguồn nước xuyên biên với ở tiểu vùng sông Mê Kông; Cơ chế hợp tác xuyên biên giới ở tiểu vùng sông Mê Kông: Vai trò của các nước lớn; Hợp tác xuyên biên giới trong vấn đề quản trị nguồn nước: Bài học từ các khu vực khác trên thế giới; Hợp tác xuyên biên giới trong vấn đề quản trị nguồn nước: Triển vọng mang tính thực tiễn.

Các tham luận nêu lên những thách thức liên quan đến sự thiếu vắng một cơ chế hợp tác toàn diện, đầy đủ giữa các nước có mối liên hệ trực tiếp đến sông Mê Kông. Là một trong những con sông dài và hùng vỹ nhất thế giới bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải trên cao nguyên Tây Tạng, sông Mê Kông (tên gốc từ ngôn ngữ Tai – Lao tức là con sông Mẹ) chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam trước khi đổ ra biển Đông. Để quản lý hiệu quả nguồn nước trên con sông mang tầm vóc khu vực này, cần có sự tham gia của tất cả các quốc gia từ thượng nguồn đến hạ nguồn, bởi bất cứ tác động nào, dù nhỏ, trên con sông cũng gây ra những tác động trên toàn lưu vực. Để giải quyết những thách thức này, ngoài vai trò của những quốc gia có liên quan trực tiếp đến nguồn nước trên con sông Mê Kông, cần có cả sự tham gia của các quốc gia có tầm ảnh hưởng như Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn… nhằm đi đến một cơ chế hợp tác hữu nghị, vì lợi ích chung trong việc quản lý nguồn nước trên tiểu vùng sông Mê Kông. 

Tác giả: Nguyễn Minh Nguyệt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây