Tin tức

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Thứ bảy - 07/02/2015 21:41
Ngày 5/2, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thực tiễn các nước Đông Nam Á và kinh nghiệm cho Việt Nam".
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế

GS. John Keane, Đại học Sydney, Australia đang phát biểu trong phần khai mạc hội thảo

Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học lớn của Autralia như: GS John Keane, đến từ mạng lưới dân chủ của Đại học Sydney; GS. Nguyễn Hồng Hải, Đại học Queensland; GS Jean Paul Gagnon, Đại học Công giáo Australia; TS Kim Huynh, Đại học Quốc gia Australia... Về phía các nhà nghiên cứu Việt Nam, hội thảo có sự tham sự của PGS.TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu Trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN; GS. Hoàng Chí Bảo, Hội đồng Lý luận Trung ương; GS Lưu Văn Sùng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh...

Hội thảo là dịp để các nhà khoa học Việt Nam và thế giới, có cơ hội đối diện trực tiếp, trao đổi và bàn bạc học thuật về các vấn đề quan trọng xoay quanh chủ đề phát huy quyền làm chủ nhân dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thuật ngữ thế giới phẳng đã không còn mới, nhưng đâu đó, chúng ta vẫn nhìn thấy những biên giới, ngăn cản sự phát triển của các quốc gia, nhân loại. Để hướng đến một thế giới, một khu vực phát triển bền vững, kết nối, các nhà khoa học trong hội thảo hôm nay nên bàn luận các giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, đưa các quốc gia xích lại gần nhau, và phát triển, PGS.TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHX&NV, ĐHQGHN đã nhấn mạnh.

PGS.TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đang trình bày tham luận tại hội thảo

Hội thảo này còn có ý nghĩa rất quan trọng, bởi năm 2015 là năm mà Việt Nam có nhiều sự kiện quan trọng, như: Tổ chức kỷ niệm thành lập 85 năm ngày thành lập Đảng; Tổ chức 40 năm ngày thống nhất đất nước. Trong thời gian tới cũng là giai đoạn mà Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành tổ chức Đại hội,  để xác định phương hướng phát triển trong thời gian tới. Điều này sẽ đã đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà khoa học trong và ngoài nước bàn bạc, nghiên cứu.

Hội thảo diễn ra trong 2 ngày với tám phiên báo cáo và thảo luận. Nội dung các báo cáo và tham luận xoay quanh các vấn đề:

Vấn đề Châu Á và dân chủ bao gồm các tham luận: Thách thức vủa Francis Fulkuyama với những lý thuyết về dân chủ hóa; Chủ quyền quốc gia và chủ quyền nhân dân; Dân chủ và nhân quyền trong tiến trình phát triển của lịnh sử; Hướng tới một nền dân chủ Đông Nam Á; Từ Thái Lan đến Việt Nam: Tiến trình dân chủ hóa và những hệ quả đối với một quốc gia đang phát triển.

Vấn đề Dân chủ ở Việt Nam được chia làm 3 phiên, với 15 tham luận trình bày trức tiếp từ nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Một số báo cáo được trình bày tại hội thảo như: Thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam; Hoàn thiện thể chế thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay; cơ sở của tư tưởng chính trị "dân là gốc" ở Việt Nam; Xã hội dân sự với thực hiện vai trò làm chủ của người dân...

TS. Jean Paul Gagnon, Đại học Công giáo Australia đang trình bày tham luận về vấn đề "Xác định nên dân chủ: bối cảnh Châu Á"

Phiên thảo luận về chủ đề các khía cạnh dân chủ ở Châu Á, với các tham luận như: Nền dân chủ đại nghị và tư tưởng chính trị của Khổng Tử; Các mô hình dân chủ ở Indonesia, 1945-2014 - Từ Dân chủ nghị viện đến Dân chủ chỉ huy, Dân chủ Pancasila và Dân chủ mới; Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore và những gợi ý cho Việt Nam; Một số thay đổi trong thể chế chính trị của khu vực Đông Nam Á.

Chủ đề thể chế chính trị và dân chủ được chia là 2 phiên thảo luận, với khoảng 10 báo cáo trình bày. Các tham luận xoay quanh một số vấn đề như Mặt trận tổ quốc Việt Nam và vấn đề xây dựng chế độ; Thể chể nhà nước các nước ASEAN, Tư tưởng nhà nước của dân, do dân và vì dân từ Hiến pháp 1946 đến thực tiễn hiện nay; Sản xuất nông nghiệp với kết cấu xã hội và văn hóa ứng xử Đông Nam Á;...

Chủ điểm thứ năm, thuộc phiên thảo luận thứ 6 xuay quanh vấn đề truyền thông, công nghệ và dân chủ. Các tham luận trình bày tại hội thảo xoay quanh các vấn đề như: Công nghệ và sức mạnh của sự lỏng lẻo: Một góc nhìn từ Trung Quốc; Báo chí với sự hình thành không gian công ở Việt Nam: lịch sử và hiện tại; Giái pháp phát huy quyền làm chủ nhân dân trong giai đoạn hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay; Vai trò của truyền thông chính trị trong phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay;...

Tác giả: Hoài An - video: Đình Hậu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây