Truyền thông về hội chứng rối loạn tâm lí sau chiến tranh
nguyenhang
2012-02-04T11:52:00-05:00
2012-02-04T11:52:00-05:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tin-hoat-dong/truyen-thong-ve-hoi-chung-roi-loan-tam-li-sau-chien-tranh-8195.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ bảy - 04/02/2012 11:52
Ngày 02/02/2012, GS.TS Edward Bryan Tick đã có buổi trao đổi kinh nghiệm với các giảng viên của Khoa Báo chí và Truyền thông, Tâm lí học, chuyên gia đến từ viện Tâm lí học với chủ đề: Hội chứng rối loạn tâm lí của cựu chiến binh và người nhà của cựu chiến binh sau chiến tranh (PTSD) và vai trò của truyền thông về vấn đề này.
Ngày 02/02/2012, GS.TS Edward Bryan Tick đã có buổi trao đổi kinh nghiệm với các giảng viên của Khoa Báo chí và Truyền thông, Tâm lí học, chuyên gia đến từ viện Tâm lí học với chủ đề: Hội chứng rối loạn tâm lí của cựu chiến binh và người nhà của cựu chiến binh sau chiến tranh (PTSD) và vai trò của truyền thông về vấn đề này.
Giáo sư Edward Bryan Tick cho biết: hội chứng rối loạn tâm lí sau chiến tranh được hình thành Hoa Kì từ những năm 1980 bởi các nhà tâm lí học và đã được phổ biến rộng rãi ở Hoa Kì. PTSD vẫn còn là khái niệm mới và chưa được thông tin nhiều ở Việt Nam. Tổ chức Sáng kiến trái tim người lính đã có những chương trình nghiên cứu và thảo luận về PTSD. Giáo sư Edward Bryan Tick đã nêu ra một số mô tả về biểu hiện của PTSD: những cơn ác mộng, mất ngủ, cơn giận đột ngột, hành xử bạo lực, bạo hành gia đình, nghiện ngập ma tuý, uống rượu…và trầm cảm, tự sát cũng là biểu hiện của PTSD.
Giáo sư Eward Bryan Tick cũng đã đề cập đến một trong những phương pháp điều trị PTSD có hiệu quả tốt cho những người lính Mĩ trở về từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam đó là tổ chức những chuyến thăm Việt Nam và tiến hành các hoạt động từ thiện, góp phần xây dựng lại đất nước Việt Nam. Ông bày tỏ mong muốn Việt Nam và Hoa Kì sẽ cùng nhau chia sẻ, khắc phục những hậu quả chiến tranh.
Trước đó, ngày 30/01/2012, PGS.TS Nguyễn Văn Kim - Phó Hiệu trưởng Nhà trường - cùng đại diện Ban chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông đã có buổi tiếp và làm việc cùng GS.TS Edward Bryan Tick và các thành viên của Tổ chức Sáng kiến trái tim người lính. Tại buổi làm việc hai bên đã trao đổi về dự định hợp tác nghiên cứu, truyền thông về PTSD giữa hai bên trong thời gian tới với mong muốn góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, xoa dịu nỗi đau của những người lính.