Tóm tắt luận án NCS: Lê Vũ Điệp

Thứ ba - 19/05/2020 03:24

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

           Những thành tựu, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông trong vài thập niên qua, đã và đang ảnh hưởng, chi phối mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Khi xem xét bối cảnh phát triển của truyền thông toàn cầu, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nhìn nhận sự tác động của công nghệ thông tin và truyền thông như là yếu tố mang tính quyết định. Trong lĩnh vực báo chí, sự thúc đẩy của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đổi toàn diện xu hướng phát triển của tất cả các loại hình, đặc biệt là truyền hình.

           Những công trình nghiên cứu đi trước, về cơ bản, đã chỉ ra bốn xu hướng phát triển quan trọng nhất:

  • Ứng dụng công nghệ và hội tụ đa phương tiện trên Internet của truyền hình
  • Phát triển nội dung đa nền tảng với những phương thức sản xuất mới
  • Quản trị đa nền tảng (multiplatform)
  • Tiếp cận công chúng với đặc tính mới là phân mảnh và di động

           Chính những xu hướng này đã dẫn đến sự ra đời của một hệ sinh thái truyền hình mới, mang tính phi truyền thống- truyền hình xã hội (social TV).

           Truyền hình xã hội (social TV) với tư cách một mô hình hội tụ đa phương tiện, là phương thức sản xuất mới nhất của ngành truyền hình trên phạm vi toàn cầu. Mô hình này phá bỏ được giới hạn của công nghệ phát sóng tuyến tính, hướng tới tiếp cận khán giả trên đa nền tảng (multiplatform), phân phối nội dung đa kênh (multichannel), phân tán nội dung ra đa màn hình (multiscreen), đáp ứng nhu cầu của các nhóm khán giả phân mảnh (fragmented audiences) với các nội dung chéo (cross content) và chương trình 360 độ (360 degree programming).

           Một số quốc gia như Mỹ, Anh, Hà Lan và ở châu Á đã, đang áp dụng mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV), bước đầu thu được hiệu quả đáp ứng những nhu cầu đặc thù của công chúng trong thời đại Internet.

Với tư cách là một quốc gia đang phát triển, báo chí Việt Nam nói chung, ngành truyền hình nói riêng, đã và đang nỗ lực bắt kịp với sự tiến bộ và tăng tính chuyên nghiệp.  Với vai trò là kênh truyền thông đại chúng quốc gia, việc nắm bắt xu thế, xác định hiện trạng, tìm giải pháp phù hợp, thích ứng nhanh để đảm bảo một tương lai phát triển bền vững.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV), đánh giá thực trạng triển khai hệ sinh thái này trên thế giới và ứng dụng bước đầu tại Việt Nam. Từ đó, tác giả phân tích khả năng ứng dụng và đề xuất giải pháp phát triển truyền hình xã hội (social TV) ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ 

Một là, thiết lập bức tranh tổng quan tình hình nghiên cứu về truyền hình và mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV).

Hai là, xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận về mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV).

Ba là, thiết lập một mô hình hệ sinh thái truyền hình trên nền tảng Internet với các đặc điểm, chức năng đặc thù.

Bốn là, phân tích, đánh giá thực trạng của truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam thông qua một số trường hợp cụ thể.

Năm là, đúc rút những vấn đề cần giải quyết, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của ngành truyền hình tại Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng: Hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV)- một mô hình sản xuất, phân phối các nội dung truyền hình trên nền tảng Internet trong thời đại số là đối tượng nghiên cứu của luận án.

3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp một số hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam (VTV2, VTV6, VFC…) và thế giới.

Thời gian tiến hành khảo sát  từ năm 2010 đến hết năm 2019.

3. Giả thuyết nghiên cứu[A1] 

Giả thuyết 1: Phương thức sản xuất và quy trình phân phối các nội dung truyền hình trên nền tảng Internet theo xu hướng hội tụ đa phương tiện sẽ vận hành theo mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV).

Giả thuyết 2: Các nội dung chéo, chương trình 360 độ trong hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tạo thành hệ sinh thái nội dung bao vây chương trình phát sóng chính nhằm thu hút người dùng.  

Giả thuyết 3: Các kênh bổ trợ trên đa nền tảng tạo nên một hệ sinh thái kênh truyền, tối ưu cơ hội tiếp cận và duy trì cộng đồng công chúng mục tiêu.

Giả thuyết 4: Hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam có sự điều chỉnh nhằm thích ứng với bối cảnh và điều kiện đặc thù của Việt Nam.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

  1.  Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, định hướng của Đảng và Nhà nước về báo chí là bản lề tư tưởng. Luận án còn dựa trên cơ sở lý luận của ngành báo chí truyền thông và khoa học liên ngành.
  2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phân tích nội dung; nghiên cứu trường hợp; phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm.
  3.  Đóng góp mới của luận án

- Bổ sung, phát triển cơ sở lý luận về mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV).

- Thiết lập một bức tranh về thực trạng của mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV), đúc rút những vấn đề cụ thể tại Việt Nam.

- Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố tác động và chi phối sự phát triển của mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV)

- Thiết lập mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV), thích ứng với bối cảnh Việt Nam trong xu thế hội tụ đa phương tiện và toàn cầu hóa.

5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

- Xây dựng hệ thống lý luận về mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV)- lĩnh vực chưa từng được nghiên cứu bài bản ở Việt Nam.

- Khơi mở, bổ sung hướng đi mới, gợi ý đường hướng phát triển phù hợp với xu thế cho ngành truyền hình tại Việt Nam.

- Luận án là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tìm hiểu lĩnh vực này.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo và Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án có kết cấu 4 chương chính gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận của truyền hình xã hội (social TV)

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của truyền hình xã hội (social TV)

Chương 3: Khảo sát ứng dụng bước đầu mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam

Chương 4: Đánh giá khả năng ứng dụng và giải pháp cho sự phát triển hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1. Khái quát tình hình nghiên cứu

           Để khái quát lịch sử nghiên cứu về truyền hình và hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV), tác giả phân loại các góc độ nghiên cứu như sau:

  • Tiếp cận về ứng dụng công nghệhội tụ đa phương tiện trên nền tảng Internet của truyền hình
  • Tiếp cận từ góc độ sản xuất, phát triển nội dung đa nền tảng, bao gồm ‘nội dung chéo’, hay ‘chương trình 360 độ’
  • Tiếp cận từ góc độ quản trị đa nền tảng
  • Tiếp cận từ góc độ công chúng với đặc tính phân mảnh và di động

2. Những vấn đề đặt ra và Luận án tiếp tục giải quyết

           Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã giải quyết được một số vấn đề liên quan đến ngành truyền hình và truyền hình xã hội (social TV). Xét thấy còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) dưới các góc độ:

  1. Mô hình hoạt động của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV).
  2. Đặc điểm sản phẩm nội dung.
  3. Quy trình phân phối các nội dung truyền hình trên đa nền tảng.
  4. Phương thức tạo dựng cộng đồng người dùng.

Những góc độ tiếp cận này là cần thiết để làm rõ mô hình hoạt động, các đặc điểm, chức năng cơ bản của mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV). Tiếp theo, đúc rút từ cơ sở thực tiễn, tác giả sẽ hệ thống hóa lý thuyết về truyền hình trong thời đại Internet nói chung và hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) nói riêng. Kết quả cuối cùng mà nghiên cứu đạt được bổ sung một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các cơ quan truyền thông nhằm hoạch định chính sách, chiến lược, giải pháp phù hợp và hướng đi mới cho ngành truyền hình tại Việt Nam trong thời đại Internet.

Tiểu kết Tổng quan tình hình nghiên cứu

           Phần Tổng quan tình hình nghiên cứu tiếp cận bốn hướng tiếp cận chính- ở phạm vi thế giới và Việt Nam.

           Từ tổng quan tình nghiên cứu trên, luận án hướng tới những khoảng trống nghiên cứu, những vấn đề chưa được làm sáng tỏ ở những góc độ sau:

  • Truyền hình xã hội (social TV) là gì, mô hình hoạt động, đặc điểm, chức năng của mô hình hệ sinh thái truyền hình này.
  • Bức tranh tổng quan về ngành truyền hình và truyền hình xã hội (social TV) trong thời đại Internet trên thế giới và Việt Nam.
  • Các sản phẩm nội dung, phương thức sản xuất, phân phối và tạo dựng cộng đồng người dùng của hệ sinh thái truyền hình này.
  • Khả năng ứng dụng mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) và sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện, bối cảnh của Việt Nam.
  •  

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRUYỀN HÌNH XÃ HỘI (SOCIAL TV)

1. Các lý thuyết tiếp cận nghiên cứu

1.1. Lý thuyết của ngành báo chí truyền thông

1.1.1. Lý thuyết “Truyền thông Hội tụ” (Convergence Communication)

Trong xu thế hội tụ, “các phương tiện truyền thông cũ không bị thay thế” mà “buộc phải cùng tồn tại với các phương tiện truyền thông mới nổi” (Henry Jenkins , 2006, trang 14). Trong xu thế này, công chúng có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng trên các phương tiện truyền thông.

- Biểu thức “Phương tiện là thông điệp”

           Biểu thức “phương tiện là thông điệp” (The medium is the message) được tiếp cận ở góc độ nhìn nhận về sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông tới phương thức sản xuất nội dung chéo, quy trình phân phối thông qua hệ sinh thái kênh tới cộng đồng công chúng.

 - Lý thuyết “Xã hội mạng” (Network Society)

           Công nghệ và truyền thông có những bước tiến mạnh mẽ, Internet là nền tảng trung tâm cho các mô hình truyền thông trong xu thế hội tụ đa phương tiện, tuy nhiên, vẫn cần có những ứng biến phù hợp để thích ứng với từng bối cảnh đặc thù của các quốc gia khác và Việt Nam

- Nhóm lý thuyết về mô hình truyền thông

           Tiếp cận lý thuyết về các mô hình truyền thông, tác giả thực hiện thiết lập mô hình hoạt động của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) và làm rõ chức năng, đặc điểm của mô hình này.

1.1.2. Lý thuyết của khoa học liên ngành

           Vận dụng mô hình PEST, tác giả phân tích, đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của ngành truyền hình tại Việt Nam, từ đó, đề xuất những gợi ý, giải pháp phù hợp.

           Vận dụng phân tích SWOT từ góc độ quản trị, tác giả kì vọng tìm ra giải pháp và củng cố chiến lược phát triển cho truyền hình Việt Nam.

1.1.3. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về báo chí

           Là bản lề tư tưởng xuyên suốt cho những phân tích, đánh giá và đề xuất của tác giả trong nghiên cứu này.

1.2. Các khái niệm cơ bản

           Cần làm rõ những khái niệm liên quan để đảm bảo việc hiểu chính xác các thành tố cấu thành nên khái niệm truyền hình xã hội (social TV).

1.2.1. Truyền hình xã hội (social TV)

           “Truyền hình xã hội” (social TV) là khái niệm có nhiều góc độ tiếp cận. Theo tác giả, Truyền hình xã hội (social TV) là một mô hình hệ sinh thái truyền hình phi truyền thống trên nền tảng Internet, phân phối các nội dung đồng hành cùng chương trình truyền hình trên các kênh bổ trợ, tạo nên một môi trường bao vây người dùng.

1.2.2. Các khái niệm liên quan, gồm: i. Truyền hình; Truyền hình truyền thống/phi truyền thống; ii. Hệ sinh thái; iii. Kênh bổ trợ, iv. Chương trình truyền hình, Nội dung đồng hành; v. Môi trường

1.3. Mô hình hoạt động, đặc điểm, chức năng của truyền hình xã hội (social TV)

1.3.1. Mô hình hoạt động

           Mô hình hoạt động của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) được cấu thành từ các hệ sinh thái thành phần (gồm hệ sinh thái nội dung, hệ sinh thái kênh, cộng đồng tương tác người dùng). Các thành phần trong hệ sinh thái này có mối quan hệ qua lại khăng khít, bổ trợ lẫn nhau.

1.3.2. Đặc điểm

Các đặc điểm của hệ sinh thái truyền hình này như sau:

- Hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) là một hệ sinh thái truyền hình phi truyền thống, được thiết lập dựa vào phương thức và cách thức tổ chức quản trị các nội dung chương trình.

- Hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) phát triển hệ thống nội dung chéo, chương trình 360 độ với các nội dung đồng hành để phân phối trên đa nền tảng. Các nội dung đồng hành này được sản xuất có chủ đích, nhằm tạo ra một hệ sinh thái cho chương trình truyền hình phát chính thức trên sóng.

- Hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) kiến tạo một môi trường bao vây người dùng, tạo không gian kết nối người dùng trong môi trường Internet. Sự tương tác đa chiều của khán giả trong hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) là đa chiều và phi tuyến tính giữa nhà sản xuất với công chúng, giữa công chúng với công chúng.

1.3.3. Chức năng

Hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) có 4 chức năng: i- Chức năng cung cấp thông tin bổ trợ; ii- Chức năng chỉ dẫn người dùng; iii- Chức năng hỗ trợ quản trị ; iv- Chức năng thiết lập không gian tương tác đa chiều.

Tiểu kết Chương 1

Như vậy, với các đặc điểm và chức năng trên, có thể thấy rằng truyền hình xã hội (social TV) là một mô hình truyền hình phi truyền thống điển hình trong thời đại Internet. Mô hình này vận hành trong thực tế như thế nào, nội dung này được triển khai trong các nội dung tiếp theo của luận án.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN HÌNH XÃ HỘI (SOCIAL TV)

2.1. Toàn cảnh ngành truyền hình toàn cầu

2.1.1. Sự tác động của công nghệ thông tin và truyền thông- tiền đề cho lịch sử phát triển của truyền hình thế giới

Khái niệm “television” có thể được sử dụng để ám chỉ quá trình xem truyền hình đã dịch chuyển ra nhiều nơi (anywhere), trên nhiều thiết bị (anything), tại nhiều thời điểm (anytime) và cho mọi người (anybody), không chỉ giới hạn trong phạm vi phòng khách gia đình như trước đây nữa.

2.1.2. Truyền hình trong xu thế hội tụ đa phương tiện và toàn cầu hóa

Mặc dù phụ thuộc vào điều kiện và bối cảnh đặc thù của từng khu vực/quốc gia/lãnh thổ trong xu thế hội tụ đa phương tiện, ngành công nghiệp truyền hình còn chịu sức ép từ việc toàn cầu hóa.

2.1.3. Các thành tố truyền thông của truyền hình trong thời đại Internet

Trong bối cảnh mới của thị trường truyền thông và truyền hình toàn cầu, các thành tố của mô hình truyền thông (theo Lasswell) đã thay đổi.

2.2. Thực trạng của truyền hình xã hội (social TV) trên thế giới

Ở phạm vi thế giới, 6 trường hợp tại 3 châu lục (Âu, Mỹ, Á) giúp mô tả toàn cảnh truyền hình xã hội (social TV) trên thế giới.

2.3. Tổng kết thực trạng truyền hình xã hội (social TV) trên thế giới

  • Việc quản trị chương trình theo hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) không phải luôn thành công.
  • Những nội dung nhạy cảm hoặc vẫn có thể được khai thác khéo léo thông qua việc phân phối trên nhiều nền tảng khác nhau.
  • Một chương trình truyền hình dài kì không hẳn sẽ gây ra sự nhàm chán cho khán giả. Nếu nhà sản xuất luôn sáng tạo, cải tiến chương trình, tìm ra lợi thế thì vẫn có nhiều cơ hội duy trì tốt thương hiệu của chương trình.
  • Công chúng là một tập hợp đa dạng nhưng vẫn có thể dẫn dắt họ đồng hành cùng chương trình, và KOL giữ một vai trò rất quan trọng.
  • Internet là môi trường thuận lợi để thiết lập các tương tác cho công chúng bằng những nội dung đồng hành trên các kênh bổ trợ. Không gian trên các kênh bổ trợ giúp tăng các tương tác đa chiều.
  • Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập một hệ sinh thái cho chương trình truyền hình, tạo nhiều cơ hội cho nhà sản xuất.

Tiểu kết Chương 2

Trong Chương 2, tác giả luận án đã tóm lược sự phát triển của ngành truyền hình dưới sự ảnh hưởng và tác động của xu thế hội tụ đa phương tiện và toàn cầu hóa trên khắp thế giới; làm rõ sự khác biệt căn bản của các thành tố trong mô hình truyền thông của truyền hình trong thời đại Internet.  

  • Những thay đổi tổng thể

 

TRUYỀN HÌNH

TRUYỀN THỐNG

TRUYỀN HÌNH

PHI TRUYỀN THỐNG

Khái niệm

Tivi

Television

Phát sóng

Broadcast technology

Broadcast/Non-broadcast Technology (convergence technology, viral…)

Tiêu thụ và phân phối

Màn hình gia đình, trong phòng khách

Đa màn hình (multil-screen), khắp mọi nơi (anywhere)

Phương thức truyền tải

One- to- many (Linear Model)

Many- to- many (Non-linear Model)

Khán giả

Khán giả đại chúng (Mass audience)

Khán giả đại chúng (Mass audiences) và các nhóm khán giả bị phân mảnh (Fragmented  audiences)

Độ phủ

Trong phạm vi quốc gia

Vượt khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia

 

Bảng so sánh sự khác biệt tổng quát giữa truyền hình truyền thống

và truyền hình phi truyền thống

  • Sự thay đổi từng thành tố trong mô hình truyền tải thông tin

 

TRUYỀN HÌNH

TRUYỀN THỐNG

TRUYỀN HÌNH

PHI TRUYỀN THỐNG

1. Về nguồn phát:

Cấu trúc tổ chức của nhà sản xuất

Cấu trúc tổ chức phân cấp

Cấu trúc tổ chức linh hoạt, trong đó công chúng có thể tham gia vào sản xuất

Đo lường

Xếp hạng chương trình

Theo biên lợi nhuận tổng thể

Quản trị khung sản xuất

Quản trị theo khung giờ (khung giờ cố định cho khán giả đại chúng)

Ứng xử với công chúng theo nhóm đối tượng và đóng gói các cơ hội quảng cáo, quảng cáo chéo trong môi trường internet

2. Về thông điệp:

Định dạng

phát sóng

Định dạng cố định (analog, SD, HD…)

Định dạng tùy chỉnh phù hợp phát sóng đa hạ tầng (mp4, flash- FLV, wmv, HD, SD…)

Thời lượng

Kiểm soát theo khung giờ (dải giờ) 24/7

Thời lượng tùy chỉnh theo đa kênh, đa phương tiện (multichannel, multimedia..)

Nội dung

Tổng hợp/Chuyên biệt để phục vụ cho công chúng tiếp nhận tại gia đình

Nội dung chéo (cross content) , lập trình 360 độ (360 degree programming), tạo thành một hệ sinh thái tổng thể cho chương trình

3. Về kênh truyền:

Kênh

Broadcasting và cáp (cable)

Phát sóng đa nền tảng, phân phối trên đa hạ tầng

Mô hình

phát sóng

Có độ phủ rộng, được định vị từ trước trên cơ sở xác định khán giả là một tập hợp đại chúng (Massaudience)

Trên nền tảng internet, có khả năng phân mảnh theo hành vi người dùng (gợi ý cho khán giả dựa trên thói quen xem/tìm kiếm chương trình, tương tác với chương trình… mà khán giả đã thực hiện và đã được dữ liệu internet kiểm soát )

Khung

phát sóng

Khung cố định  (categorically postbroadcast)

Linh hoạt về thời gian (rolling- time frames; time shift TV)=> khán giả có thể tự sắp xếp trình tự xem cho mình.

4. Về công chúng:

 

  • Public Community (cộng đồng công cộng)
  • Công chúng không tương tác/hoặc tương tác hai chiều (với nhà sản xuất)
  • Không có tính di động (phòng khách), thống nhất trong cùng phạm vi địa lý
  • Giao tiếp đại chúng (Mass Communication)
  • Công chúng đa thành phần, , trung thành cao
  • Công chúng hầu như không tham gia vào quá trình sản xuất, nhà sản xuất đóng vai trò dẫn dắt, theo khung phát sóng do nhà sản xuất định sẵn
  • Ngoài cộng đồng công cộng, có bao gồm cả cộng đồng cá nhân (Individual Communities)
  • Công chúng có thể tương tác đa chiều, với nhà sản xuất, với các thành viên khác trong cộng đồng khán giả
  • Có tính di động cao, thống nhất trong sự phân mảnh (Unity in fragmentation)
  • Giao tiếp đại chúng và giao tiếp liên cá nhân (Interpersonal Communication)
  • Công chúng đa dạng (nhưng trẻ trung, có tính công nghệ và thay đổi nhanh)
  • Công chúng chủ động, có thể tham gia vào quá trình sản xuất với các nội dung nghiệp dư (Amateur content, UGC), hoặc góp ý ý tưởng cho nhà sản xuất…
       

Bảng so sánh sự khác biệt của từng thành tố truyền thông

 giữa truyền hình truyền thống và truyền hình phi truyền thống

CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT ỨNG DỤNG BƯỚC ĐẦU TRUYỀN HÌNH XÃ HỘI (SOCIAL TV) TẠI VIỆT NAM

3.1. Tổng quan về truyền hình Việt Nam

3.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của truyền hình Việt Nam

Với vai trò là một phương tiện truyền thông đại chúng quốc gia hoạt động theo quy định của pháp luật ViệtNam, truyền hình Việt Nam có các chức năng cơ bản, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

3.1.2. Bối cảnh phát triển của truyền hình Việt Nam

Vận dụng mô hình PEST để phân tích các yếu tố môi trường, tác giả luận giải ảnh hưởng của các yếu tố này đến ngành truyền hình Việt Nam.

3.2. Thực trạng của truyền hình xã hội (social TV) ở Việt Nam

Các trường hợp được lựa chọn khảo sát (VTV2 với loại hình chương trình theo mùa/sự kiện- Robocon 2018, VTV 6 với loại hình chương trình sản xuất theo định kì- Bữa trưa vui vẻCất cánh, VFC với loại hình chương trình dài tập- phim truyền hình) dựa trên các tiêu chí cụ thể. Việc nghiên cứu trường hợp đem lại những góc nhìn cụ thể nhằm chỉ ra những giải pháp, đề xuất phù hợp cho luận án và gợi ý cơ bản cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.3. Tổng kết thực trạng truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam, so sánh với thế giới

          Tác giả luận án tổng kết những điểm chính về cách triển khai hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) của các trường hợp khảo sát tại Việt Nam trong nội dung Chương 3.

Dựa trên những tổng kết về hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) trên thế giới (tiểu mục 2.3) và hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam (tiểu mục 3.3), tác giả thống kê các hạng mục sản xuất theo mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV)- (tiểu mục 1.3.1) như sau:

 

THỐNG KÊ CÁC HẠNG MỤC TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HỆ SINH THÁI TRUYỀN HÌNH XÃ HỘI (SOCIAL TV) TẠI VIỆT NAM

ủ quản

Chương trình

Hệ sinh thái nội dung 
(Nội dung chéo, chương trình 360 độ cùng đồng hành)

Hệ sinh thái kênh 
(Các kênh bổ trợ)

Hệ sinh thái người dùng
(Không gian tương tác đa chiều)

Nội dung của NSX

Nội dung của UGC

Kiểm duyệt của NSX

TV truyền thống  (Chiến lược khung giờ)

Web

Wab, App

Game bổ trợ

DVD

VOD

Kênh khác

KOL trên diễn đàn

Tặng quà cho

người dùng

Tổ chức sự kiện

Tương tác giữa người dùng qua Social media

NSX tự tạo diễn đàn

social media

Các dịch vụ/

sản phẩm đồng hành

Người dùng tham gia xây dựng kịch bản

Người dùng tham gia

 bình chọn

Êkíp quản trị Social media

Tranh luận trực tiếp tại studio

Ý kiến

chuyên gia/
khán giả

Nhân vật trải nghiệm

Tư liệu minh họa trường quay

KOL tại studio

Kịch bản

linh hoạt

Trailer/Clip/
MV/
Ngoại truyện...

Facebook

Youtube

Twitter

Kênh khác

VTV2

Robocon 2018

-

-

+

-

-

-

++

-

++

+

+

+

+

-

-

+

++

++

-

++

+

-

++

-

-

-

-

+

VTV6

Bữa trưa vui vẻ

+

++

+

-

++

++

++

+

++

++

++

-

-

-

-

+

+

++

-

++

+

-

+

-

-

++

++

+

VTV6

Cất cánh

++

++

++

+

++

-

++

-

++

+

++

-

-

-

+

+

-

-

-

++

++

-

+

-

-

-

-

+

VFC

Phim truyền hình

-

-

-

-

-

+

++

+

++

++

+

-

-

-

++

+

-

-

-

++

++

-

+

-

-

++

-

+

THỐNG KÊ CÁC HẠNG MỤC TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HỆ SINH THÁI TRUYỀN HÌNH XÃ HỘI SOCIAL TV) TRÊN THẾ GIỚI

Chủ quản

Chương trình

Hệ sinh thái nội dung 
(Nội dung chéo, chương trình 360 độ cùng đồng hành)

Hệ sinh thái kênh 
(Các kênh bổ trợ)

Hệ sinh thái người dùng
(Không gian tương tác đa chiều)

 

Nội dung của NSX

Nội dung của UGC

Kiểm duyệt của NSX

TV truyền thống 

(Chiến lược khung giờ)

Web

Wab, App

Game bổ trợ

DVD

VOD

Kênh khác

KOL trên diễn đàn

Tặng quà cho người dùng

Tổ chức sự kiện

Tương tác giữa người dùng qua Social media

NSX tự tạo diễn đàn

social media

Các dịch vụ/sản phẩm

đồng hành

Người dùng tham gia

xây dựng kịch bản

Người dùng tham gia

bình chọn

Êkíp quản trị Social media

 

Tranh luận trực tiếp tại studio

Ý kiến

chuyên gia/
khán giả

Nhân vật trải nghiệm

Tư liệu minh họa tại trường quay

KOL tại

 trường quay

Kịch bản

linh hoạt

Trailer/Clip/
MV/

Ngoại truyện…

Facebook

Youtube

Twitter

Kênh khác

 

BBC (Anh)

Up for Hire, Embarrasing Bodies, Big Art, My High

+

+

+

+

-

-

+

+

+

+

+

+

-

-

+

+

-

-

-

+

+

-

-

+

-

-

++

++

 

VPRO

Upload TV

-

-

-

-

+

-

+

+

-

+

+

 

 

-

-

+

-

-

-

+

+

-

-

-

-

-

++

-

 

Time Warner

Game of Thrones

-

-

-

-

++

++

++

++

+

+

+

+

++

+

+

+

++

++

+

+

+

+

+

-

++

+

++

++

 

NBC Universal

WWE Monday Night Raw

-

-

-

-

-

++

+

+

+

++

+

+

+

-

-

+

+

++

+

+

+

++

+

-

++

++

++

++

 

NBC

The Voice

+

++

+

+

++

++

+

 

+

++

+

+

+

-

-

+

++

++

+

+

+

++

+

-

++

-

++

++

 

GMA

Eat Bulaga!

-

-

-

-

++

++

++

 

+

+

+

+

+

-

+

+

++

-

++

++

+

++

+

+

++

+

 

++

 

- Không có

 

+ Có

       

++ Rất chú trọng

                       
                                                                                                   

 

Từ những tổng kết và thống kê trên, có thể rút ra một số nhận định:

  • Hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) là mô hình hệ sinh thái truyền hình phi truyền thống trên nền tảng Internet phù hợp, có thể triển khai rộng rãi trên thế giới và Việt Nam.
  • Các chương trình được lựa chọn khảo sát ở Việt Nam bước đầu đã được thực hiện theo mô hình của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV).
  • Hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) có sự điều chỉnh linh hoạt, tùy thuộc vào tính chất nội dung, tùy thuộc vào định kì phát sóng và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc kiểm soát an toàn sóng, vẫn là điều kiện tiên quyết đối với hầu hết các chương trình truyền hình, cả của Việt Nam và thế giới.
  • Việc duy trì tính liên tục cho các hoạt động trong không gian tương tác đa chiều bao vây  khán giả phụ thuộc vào vai trò dẫn dắt và chỉ dẫn của êkíp quản trị sản xuất. Các nội dung chéo, chương trình 360 độ đề cập tới các vấn đề liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau của chương trình chính, đồng hành cùng chương trình chính, là một bộ phận khăng khít cấu thành hệ sinh thái nội dung cho chương trình- chìa khóa để duy trì sự trung thành và hoạt động liên tục của những cộng đồng này.
  • Đối với các hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) trên thế giới, êkíp quản trị các phương tiện truyền thông xã hội (social media)  là bộ phận cơ hữu và đóng vai trò quan trọng trong bộ máy sản xuất. Ở Việt Nam, êkíp quản trị các phương tiện truyền thông xã hội ở vị trí bổ trợ/hỗ trợ (cùng lúc hỗ trợ nhiều mũ chương trình), chưa thực sự ở vị trí là thành phần hữu cơ quan trọng của bộ máy sản xuất.
  • Có nhiều cách thức để gia tăng sự tương tác cho chương trình. Khán giả tương tác càng lớn, độ phủ rộng và lan truyền về chương trình càng gia tăng hơn. Việc kích thích nhu cầu của khán giả (bằng vật chất, tinh thần) giúp ích cho việc thúc đẩy khán giả tương tác, hoạt động tích cực hơn, duy trì sự trung thành của khán giả và tạo thêm sức hút cho chương trình... Cần lưu ý tới yếu tố thời gian thúc đẩy các tương tác khán giả (trước/trong/ sau khi phát sóng) để tận dụng được trí tuệ sáng tạo của xã hội, có nhiều cơ hội thu hút được đông đảo khán giả hơn.
  • Trong không gian tương tác đa chiều và tại trường quay, các KOL (Key Opinion Leader) là nhân tố “dẫn dắt” cộng đồng, tăng độ lan tỏa cho không gian tương tác của chương trình. Sức ảnh hưởng của các KOL tới cộng đồng người dùng là không giống nhau, phụ thuộc vào các yếu tố mang tính cá nhân (sự nổi tiếng, sự khác biệt về số lượng người hâm mộ, tinh thần chủ động kết nối và tương tác với khán giả, khả năng tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ…). Vai trò của KOL là quan trọng đối với cả hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) ở trong nước và quốc tế.

Tiểu kết Chương 3

Trong Chương 3, tác giả đã thực hiện việc thiết lập bối cảnh phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam, tóm lược những điểm chính yếu trong lịch sử phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam- cơ quan truyền thông đại chúng trong lĩnh vực truyền hình lớn nhất tại Việt Nam, giữ vai trò, chức năng quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Phần tiếp theo, hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam được tác giả mô tả cụ thể thông qua nghiên cứu trường hợp một số mũ chương trình (theo các tiêu chí cụ thể) của các đơn vị sản xuất trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, đảm bảo khắc họa những đặc thù khác biệt trong cách thức thiết lập mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) đang diễn ra phong phú, đa dạng với nhiều mũ chương trình truyền hình tại Việt Nam. 

Các kết quả nghiên cứu ở Chương 3 là tiền đề dẫn nối tới các nội dung sẽ triển khai trong Chương 4.

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI TRUYỀN HÌNH XÃ HỘI (SOCIAL TV) TẠI VIỆT NAM

4.1. Dự báo xu hướng phát triển và đánh giá khả năng ứng dụng của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam

               4.1.1. Dự báo xu hướng phát triển của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV)

Một số nhận định về xu hướng phát triển của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV):

- Là xu hướng phát triển tất yếu của truyền hình khi di chuyển lên Internet.

- Là hệ sinh thái huy động sức mạnh tổng lực từ nhiều hệ sinh thái nhỏ.

- Là hệ sinh thái kế thừa những thành tựu của nhân loại.

- Là hệ sinh thái bổ sung công cụ kiểm soát hiệu quả truyền thông cho nhà sản xuất, nhà quản trị marketing và quảng cáo.

Tại Việt Nam, việc phát triển nội dung chương trình truyền hình theo mô hình này đang ở giai đoạn đầu. Cần xây dựng các tiêu chí đánh giá khả năng ứng dụng của hệ sinh thái này để đưa ra những chỉ báo cụ thể cho nhà sản xuất, nhằm định hướng chiến lược phát triển trong tương lai.

4.1.2. Các tiêu chí đánh giá khả năng ứng dụng của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam

Dựa theo mô hình phân tích SWOT, tác giả tiếp cận các tác nhân bên ngoài và bên trong chi phối hoạt động không chỉ của truyền hình Việt Nam:

Bối cảnh phát triển của Truyền hình Việt Nam

Các tác nhân bên trong chi phối khả năng ứng dụng truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam

Những điểm mạnh và điểm yếu của các tác nhân bên trong là cơ sở đánh giá khả năng ứng dụng hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam.

4.2. Điểm mạnh và điểm yếu

4.2.1. Điểm mạnh

- Quan điểm- Định hướng- Thực thi pháp luật: Sự chỉ đạo sâu sát, quan tâm và ủng hộ của Đảng và Nhà nước; Hành lang pháp lý cho các hoạt động báo chí theo chủ trương bám sát thực tiễn

- Cơ sở vật chất- Kỹ thuật, Ưu thế của các sản phẩm truyền hình: kế thừa những gì đã có, đang tiếp tục được nâng cấp

- Nguồn lực: Dồi dào và lành nghề, Tinh thần dám nghĩ dám làm, nêu cao sáng tạo, sẵn sàng đón nhận sự thay đổi

- Năng lực tài chính: Tự chủ- cơ hội cho sự sáng tạo

- Nghiên cứu khoa học, quản lý công nghệ, ứng dụng và phát triển: Vì mục tiêu hướng tới một tương lai phát triển bền vững

4.2.2. Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh, cũng tồn tại những điểm yếu nhất định:

- Quan điểm- Định hướng- Thực thi pháp luật: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực truyền hình chưa theo kịp tốc độ phát triển

- Truyền thống và thương hiệu: Tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường Internet và sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của các kênh truyền thông không phải là báo chí

- Cơ sở vật chất- kỹ thuật: Phụ thuộc hoàn toàn vào cơ sở hạ tầng và nền tảng Internet; Hệ sinh thái kênh phân tán, tập hợp người dùng bị xé lẻ

- Nguồn nhân lực: Bộ máy cồng kềnh và chủ nghĩa kinh nghiệm

- Nghiên cứu khoa học, quản lý công nghệ, ứng dụng và phát triển: Phụ thuộc vào cơ hội tiếp cận công nghệ và đặc tính nhân khẩu học của người dùng; Quảng cáo số có nhiều lợi thế hơn quảng cáo truyền thống

4.3. Giải pháp và kiến nghị cho sự phát triển mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam

Mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) phải được điều chỉnh linh để phù hợp bối cảnh Việt Nam. Cần chú trọng một số vấn đề:

  • Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí.
  • Từ lý thuyết đến thực tiễn cần có sự điều chỉnh với điều kiện thực tế.
  • Hoạch định chiến lược song song với phương án quản trị rủi ro; Tìm phương án thử nghiệm từng phần trước khi thực hiện thay đổi toàn diện.

Một số giải pháp và kiến nghị cụ thể:

4.3.1. Giải pháp

Những giải pháp được đề xuất trong luận án này là nhằm gia tăng hiệu quả ứng dụng mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) ở Việt Nam trên cơ sở đã hiểu rõ về mô hình, đặc điểm, chức năng của hệ sinh thái này ở góc độ một nghiên cứu báo chí truyền thông. Tuy nhiên, ở góc độ tiếp cận này, luận án chưa thể có những phân tích chuyên sâu hơn- xét từ hướng tiếp cận của các liên ngành khác.

Tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp gồm: 1- Giải pháp trong ngắn hạn; 2- Giải pháp trong dài hạn.

              4.3.1.a. Giải pháp ngắn hạn

- Tận dụng tối đa các công cụ đo lường có sẵn trên thị trường

- Triển khai thực hiện thí điểm các chương trình theo mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV)

              4.3.1.b. Giải pháp lâu dài

- Củng cố hành lang pháp lý, thiết lập bộ nguyên tắc ứng xử cho các hoạt động của người dùng trên môi trường Internet

- Một số vấn đề về thay đổi nhận thức quản trị

- Thiết lập hạ tầng kĩ thuật, công nghệ phù hợp để chủ động hoạt động và chủ động về công cụ đo lường quản trị

- Tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của truyền hình

- Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại

4.3.2. Kiến nghị: Một số kiến nghị đối với Đài Truyền hình Việt Nam:

i. Tiếp tục khẳng định thương hiệu và uy tín quốc gia

ii. Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, tìm cách gia tăng sự tương tác với khán giả, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa truyền hình và khán giả

iii. Xây dựng bộ chỉ tiêu kiểm định chất lượng chương trình

iv. Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro và phương án xử lý khủng hoảng

v. Xây dựng KPI đánh giá hiệu quả công việc để khuyến khích sự đóng góp sáng tạo của đội ngũ nhân sự

Tiểu kết Chương 4  

Trong Chương 4, tác giả đã đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển và đánh gía khả năng ứng dụng của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam. Việc nhận diện các điểm mạnh và điểm yếu từ bên trong nhằm hướng tới một tương lai phát triển bền vững. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) vào thực tiễn, phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

KẾT LUẬN

Ngành truyền hình thế giới đã bước vào một kỉ nguyên mới- kỷ nguyên Internet và xu thế hội tụ đa phương tiện truyền thông. Các mô hình sản xuất mới tiếp tục ra đời, tích hợp đa phương tiện,  đáp ứng nhu cầu tiêu thụ các nội dung truyền thông và sự thay đổi về hành vi sử dụng của người dùng.

Hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV)- với những đặc điểm và chức năng đặc thù (hướng tới việc thiết lập một hệ sinh thái truyền hình bao gồm các hệ sinh thái thành phần , gồm: hệ sinh thái nội dung với các nội dung chéo; chương trình 360 độ khai thác đa chiều các khía cạnh nội dung của chương trình gốc; hệ sinh thái kênh truyền- phân phối sản phẩm truyền hình trên đa nền tảng với nhiều định dạng, thích ứng với đa dạng các thiết bị đầu; tạo ra môi trường bao vây người dùng), chính là xu thế phát triển của ngành truyền hình nói chung trong thời đại Internet.

Dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở lý luận của ngành báo chí truyền thông và khoa học liên ngành, sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, tác giả tiến hành hệ thống hóa, phân tích thực tiễn về hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) thông qua lựa chọn trường hợp theo những tiêu chí cụ thể một số hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) trên Internet tại Việt Nam, tham chiếu so sánh với các hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) trên thế giới. Các thông tin thứ cấp (số liệu thống kê, báo cáo) của các tổ chức, đơn vị tin cậy trong và ngoài nước là cơ sở dữ liệu, bổ trợ cho một số vấn đề trong luận án.

Luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV)- một hệ sinh thái truyền hình phi truyền thống trên nền tảng Internet (trong đó bao gồm các hệ sinh thái thành phần là hệ sinh thái nội dung, hệ sinh thái kênh, không gian tương tác đa chiều). Kết quả nghiên cứu đã kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu. Cụ thể:

Giả thuyết 1: => Đã được kiểm chứng. Việc phát triển các chương trình truyền hình theo mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam được triển khai trong vài năm gần đây, dựa trên các tiêu chí đánh giá khả năng ứng dụng mô hình hệ sinh thái này đã cho thấy sự phù hợp, bước đầu thu được hiệu quả. Phương thức sản xuất nội dung và quy trình phân phối các nội dung này trên Internet theo xu thế hội tụ đa phương tiện sẽ vận hành theo mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV). Cụ thể, phương thức sản xuất nội dung đồng hành với các nội dung chéo, chương trình 360 độ sẽ tạo nên hệ sinh thái nội dung, khai thác các khía cạnh khác nhau về chương trình phát sóng trên kênh truyền hình. Quy trình phân phối các nội dung trên các kênh bổ trợ tạo ra hệ sinh thái kênh truyền, gia tăng khả năng tiếp cận khán giả của chương trình.

Giả thiết 2: => Đã được kiểm chứng. Thông qua các nghiên cứu trường hợp đã được khảo sát, phân tích, có thể thấy việc ứng dụng mô hình truyền hình xã hội (social TV) trong sản xuất các nội dung chéo, chương trình 360 độ với kịch bản linh hoạt đã đáp ứng tính “động” của môi trường Internet. Các nội dung chéo, chương trình 360 độ bám sát chương trình gốc, tạo thành hệ sinh thái nội dung bao vây chương trình gốc, nhằm thu hút người dùng.

Giả thiết 3:  => Đã được kiểm chứng. Việc quản trị chương trình truyền hình theo mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) chính là việc điều hướng phân phối các nội dung chéo, chương trình 360 độ trên đa nền tảng với nhiều kênh bổ trợ, nhằm tối ưu cơ hội tiếp cận công chúng mục tiêu của chương trình. Bên cạnh việc tạo thêm cơ hội tiếp cận công chúng mục tiêu, việc phân phối nội dung trên đa nền tảng là cần thiết và tất yếu của xu thế hội tụ đa phương tiện, thể hiện tính tùy biến linh hoạt của nội dung của các chương trình truyền hình, thích ứng với nhiều thiết bị đầu cuối đang phát triển ngày một mạnh mẽ và đa dạng.

Giả thiết 4: => Đã được kiểm chứng. Thực tế chứng minh rằng, trong thời gian vừa qua, truyền hình Việt Nam đã thể nghiệm việc triển khai hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) cho một số thể loại chương trình theo nhiều cách thức khác nhau và bước đầu đã thu nhận được một số kết quả nhất định.

Như vậy, tác giả đã hoàn thành mục đích mà luận án đã đề ra. Với những đề xuất và giải pháp đã trình bày trong luận án, tác giả mong muốn những công trình nghiên cứu tiếp theo sẽ khai thác và làm rõ chi tiết từng khía cạnh cụ thể của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) trên cơ sở những kết quả nghiên cứu có tính chất khai mở này.

 

Phụ lục 1: DANH MỤC VÀ NỘI DUNG TRÍCH DẪN PHỎNG VẤN SÂU

Các nội dung phỏng vấn sâu

CHỦ ĐỀ 1: Về social TV

CHỦ ĐỀ 2: Cơ hội- Lợi thế, Khó khăn- Thách thức đối với các phương tiện truyền thông đại chúng và truyền hình; Xu hướng phát triển

CHỦ ĐỀ 3: Báo chí đa phương tiện và Nhà báo đa năng

CHỦ ĐỀ 5: Hệ sinh thái nội dung & Hệ sinh thái kênh truyền

CHỦ ĐỀ 6: Quản trị/Kiểm soát an toàn sóng

CHỦ ĐỀ 7: Công chúng; Đo lường hiệu quả và Dữ liệu người dùng; Quan điểm sử dụng social media với các phương tiện truyền thông đại chúng

CHỦ ĐỀ 8: Chia sẻ, truyền nghề; Đào tạo nhân lực; Gợi ý giải pháp

CHỦ ĐỀ 9: Quản lý Nhà nước; Định mức chương trình

CHỦ ĐỀ KHÁC: Thị trường nội dung ngoài truyền hình; Quan điểm về PR và Quảng cáo; Thực tiễn triển khai

 

Phụ lục 2:PHIẾU KHẢO SÁT TẠI HỘI THẢO “MẠNG XÃ HỘI VÀ TRUYỀN HÌNH” (Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 38)

Phụ lục 3: MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH NƯỚC NGOÀI

Trong bối cảnh mới của thị trường truyền hình toàn cầu, như tác giả đã trình bày, tùy thuộc vào khu vực/quốc gia/lãnh thổ, vùng ngôn ngữ, văn hóa và những điều kiện khác, bức tranh toàn cảnh của truyền hình thế giới đang thay đổi rất khác nhau. Tác giả lựa chọn một số thị trường cụ thể theo tiêu chí cụ thể để làm rõ điều này.

Việc điểm qua một số thị trường truyền hình ở các châu lục đã cho thấy sự thay đổi của truyền hình trong thời đại Internet là không đồng đều và khác biệt ở các quốc gia. Những khác biệt này phụ  thuộc rất lớn vào từng bối cảnh đặc thù cụ thể của từng quốc gia, khu vực. Chính vì lẽ đó, khi xem xét, đánh giá, định hướng cho các bước đi tiếp theo để phát triển truyền hình , chắc chắn cần phải  đặt ra câu hỏi “Chúng ta đang ở đâu?"

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây