TTLA: Triết học của Martin Heidegger và ý nghĩa hiện thời của nó

Thứ ba - 19/05/2020 03:23

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Trường         2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh                          : 07/05/1988                        4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Nghiên cứu sinh đổi tên đề tài luận án 01 lần: Từ tên đề tài: “Triết học của Martin Heidegger và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển tư tưởng triết học ở Việt Nam hiện nay” theo Quyết định số: 388/QĐ-XHNV, ngày 28/02/2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sang tên đề tài luận án: “Triết học của Martin Heidegger và ý nghĩa hiện thời của nó” theo Quyết định số: 3935/QĐ-XHNV, ngày 11/10/2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận ánTriết học của Martin Heidegger và ý nghĩa hiện thời của nó

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử            

9. Mã số: 62.22.03.02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Vũ Hảo

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã góp phần phân tích làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Triết học của Martin Heidegger và ý nghĩa hiện thời của nó”.

- Luận án đã làm rõ những điều kiện và tiền đề ra đời triết học của Martin Heidegger, bao gồm cuộc đời và sự nghiệp của ông như là yếu tố chủ quan; những điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa và những tiền đề tư tưởng như là các yếu tố khách quan cho sự ra đời triết học của ông.

- Luận án đã phân tích một cách hệ thống những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Martin Heidegger, đặc biệt là bản thể luận, đạo đức học và triết học ngôn ngữ.

- Luận án đã luận giải làm rõ được ý nghĩa hiện thời trong tư tưởng triết học của M.Heidegger trên cơ sở đánh giá và so sánh có phê phán trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin. Luận án đã cố gắng tìm ra những “hạt nhân hợp lý” và giá trị gợi mở của triết học của Martin Heidegger cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của Việt Nam hiện nay.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử triết học phương Tây hiện đại, tạo tiền đề để lĩnh hội văn hóa phương Tây nói chung, văn hóa Đức nói riêng trên tinh thần “gạn đục khơi trong” một cách phù hợp với chiến lược hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, Lôgíc học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử v.v...

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:  

- Nguyễn Văn Trường (2018), “Quan niệm của Martin Heidegger về con người trong tác phẩm “Tồn tại và thời gian””, Tạp chí Giáo dục lý luận (282), tr.57 - 64.

- Nguyễn Văn Trường (2018), “Quan niệm về con người của triết học Phật giáo và triết học hiện sinh của Martin Heidegger - một số điểm tương đồng và khác biệt”, Tạp chí Giáo dục lý luận (285 + 286), tr.62 - 66.

- Nguyễn Văn Trường (2019), “Về “cái chết” trong triết học hiện sinh của Martin Heidegger”, Tạp chí Thông tin Khoa học lý luận chính trị (2), tr.66 - 70.

                                                                  INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. PhD Student’s full name:  Nguyen Van Truong         2. Sex: Male

3. Date of birth: May 7, 1988                                         4. Place of birth: Phu Tho

5. Admission decision number: 4618/2016/QD-XHNV on December 29, 2016 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU.

6. Changes in academic process:

PhD. student has changed the tittle of thesis for the first time: from the title: “Martin Heidegger's philosophy and its significance for the development of philosophical thought in Vietnam today” according to the Decision No 388/QD-XHNV on February 28, 2017 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi to the new title: “Martin Heidegger’s Philosophy and its current significance” according to Decision No: 3935/QD-XHNV on October, 11, 2019 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi.

7. Official title of thesis: Martin Heidegger’s Philosophy and its current significance 

8. Major: Dialectical materialism and historical materialism

9. Code: 62.22.03.02

10. Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Vu Hao

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis has contributed to the analysis of the research situation related to the topic “Martin Heidegger’s Philosophy and its current significance”.

- The thesis has clarified the conditions and prerequisites of Martin Heidegger's philosophy, including his life and career as subjective factors; socio-economic and cultural conditions and theoretical prerequisites as objective factors for his philosophical formation.

- The thesis has systematically analyzed the main contents of Martin Heidegger philosophy, especially his ontology, ethics and philosophy of language.

- The dissertation has clarified the current significance of M. Heidegger’s philosophy on the basis of critical evaluation and comparison from the position of Marxism - Leninism. The thesis has tried to find out Martin Heidegger's "rational nuclei" and suggestive values for solving practical problems of Vietnam today.

12. Practical applicability:

The thesis can be used as references for research and teaching on the history of contemporary Western philosophy, creating a premise for understanding the Western culture in general and Germary culture in particular in the spirit of "filtering" in a way adaptable to the international integration strategy of the Party and the State of Vietnam.

13. Further research directions: History of contemporary Western philosophy, Logic, Dialectical materialism and historical materialism…

14. The thesis-related publications:

- Nguyen Van Truong (2018), “Martin Heidegger’s conception of human being in the work “Being and Time””, Journal of Theoretical Education (282), pp. 57-64.

- Nguyen Van Truong (2018), “The conception on human of Buddhist philosophy and Martin Heidegger’s existentialism philosophy - some similarities and differences”, Journal of Theoretical Education (285+286), pp. 62-66.

- Nguyen Van Truong (2019), “On "death" in the existential philosophy of Martin Heidegger”, Journal of Information Political Science (2), pp. 66-70.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây