Ngôn ngữ
Tên luận án: Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng tại miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1975.
Ngành khoa học của luận án: Lịch sử
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu của luận án:
Nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về chủ trương xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng và nêu bật những ưu điểm, hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng ở miền Bắc thời kỳ 1954-1975 để góp phần vào công tác xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Luận án nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện của Đảng trong quá trình xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng tại miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1975.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê… được vận dụng phù hợp trong giải quyết những nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Làm rõ bối cảnh lịch sử, những đặc điểm của cách mạng Việt Nam như là một sự tác động và từ đó đặt ra những yêu cầu đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc trong những năm 1954-1975.
- Làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc trong những năm 1954-1975.
- Phân tích được quá trình Đảng chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 4 năm 1975.
- Bước đầu tổng kết thực tiễn lịch sử, khẳng định những ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm về xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng ở miền Bắc thời kỳ 1954-1975 nhằm góp phần vào công tác xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay.
3.2. Kết luận
Thời kỳ 1954-1975 là một thời kỳ đầy khó khăn, thử thách trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, căn bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, nhân dân và từng bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc không chỉ có mục tiêu xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc mà còn nhằm làm hậu phương vững chắc cho miền Nam để thực hiện nhiệm vụ chung là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhiệm vụ lịch sử đó đặt ra cho công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc những yêu cầu mới, cấp bách để nhằm đáp ứng tình hình. Đó là yêu cầu về việc xây dựng một hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, vững mạnh, có tính kỷ luật cao; xây dựng các cấp ủy Đảng đặc biệt chi bộ, đảng bộ cơ sở; tăng cường số lượng, chất lượng, tính chiến đấu cho đội ngũ cán bộ, đảng viên phía Bắc trở thành nòng cốt cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chiến đấu bảo vệ miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Đáp ứng yêu cầu đó, Đảng đã linh hoạt trong xây dựng, củng cố và kiện toàn vững chắc hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc từ Trung ương đến cơ sở phù hợp và thống nhất với hệ thống hành chính nhà nước. Đảng đã xây dựng được đội ngũ đảng viên đảm bảo số lượng và có phẩm chất, có năng lực tốt gắn bó mật thiết với nhân dân để lãnh đạo thành công nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước. Đội ngũ cán bộ được xây dựng có đủ năng lực, trí tuệ, bản lĩnh chính trị vững vàng, cơ cấu phù hợp bảo đảm vận hành của hệ thống tổ chức Đảng.
Trong 21 năm (1954-1975), quá trình xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc vẫn còn những hạn chế. Trong thời gian đầu có biểu hiện "tả khuynh", sai lầm nghiêm trọng khi chỉnh đốn tổ chức trong cải cách ruộng đất. Công tác phát triển đảng viên của Đảng còn thiếu chặt chẽ, mang nặng tính thành phần, chưa chú trọng nhiều đến chất lượng; Công tác cán bộ thiếu sự chủ động, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa cao trước yêu cầu của thực tiễn xây dựng và chiến đấu.
Trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế, trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng tại miền Bắc, Đảng rút ra những kinh nghiệm, đó là: Xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng phải xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ chính trị; Công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng phải gắn chặt với công tác xây dựng Đảng về tư tưởng; Công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng phải bám sát thực tiễn và gắn với phong trào cách mạng của quần chúng, phòng ngừa những sai lầm “tả khuynh” hoặc thiếu kỷ cương kỷ luật; Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng gắn liền với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và được bảo đảm bởi chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.
Những kinh nghiệm trên góp phần vào việc xây dựng hệ thống tổ chức Đảng nói chung và có ý nghĩa cho công tác xây dựng tổ chức Đảng trong giai đoạn hiện nay.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Dang Minh Phung
Thesis title: The leadership of The Communist Party of Vietnam in building The Party organizational system in Northern Vietnam from 1954 to 1975.
Scientific branch of the thesis: History
Major: History of the Vietnam Communist Party Code: 62 22 03 15
1. Thesis purpose and objectives
- Thesis purpose:
The thesis researches systematically and comprehensively on the policy of building The Party organizational system and highlights the advantages and limitations, draws some major lessons during the time the Communist Party of Vietnam led the building The Party organization system from 1954 to 1975 in order to make contribution to The Party building nowadays.
- Thesis objectives:
The thesis researches the guidelines and direction of The Communist Party of Vietnam in building The Party organizational system in Northern Vietnam from 1945 to 1975.
2. Research methods
Based on the methodology of Marxism-Leninism, the thesis uses a combination of research methods such as: Historical method, logical method, comparative method, integrated approach, statistics, etc to carry out the thesis tasks set out.
3. Major results and conclusions
3.1. Major results
- Clarify the historical context, characteristics of the Vietnamese revolution as an impact and thereby set requirements for building The Party organizational system in North Vietnam from 1945 to 1975 .
- Clarify The Party viewpoints and guidelines for building The Party organizational system in North Vietnam from 1945 to 1975.
- Analyze the process of The Party directing to build The Party organizational system in North Vietnam from July 1954 to April 1975.
- Initially summing up the historical reality, affirming the advantages and limitations and drawing some lessons on building The Party organizational system in North Vietnam from 1945 to 1975 in order to contribute to party building nowadays.
3.2. Conclusions
The period 1954-1975 was a period full of difficulties and challenges in the history of Vietnam's revolution, the country was divided into two regions, South Vietnam and North Vietnam. The South continued The People's Democratic National Revolution. The North was completely liberated and basically completed The people’s Democratic National Revolution and gradually built up socialism. The Socialist Revolution in the North not only aims to build a prosperous and happy life for the Northern people but also to create a strong rear for liberation of the South and national reunification.
That historic tasks set out to build The Party organizational system in the North with new and urgent requirements to meet the situation. It is the requirement of building The Party organizational system from the Central to local level that must be strict, strong and disciplined; building special party committees; enhance the quantity, quality and fighting capacity for the cadres and party members in the North so that they could become the core for the socialism construction, the North's protection and the support for the South.
In response to that requirement, The Party has been flexible in building, consolidating and solidifying The Party’s organizational system of in the North from the central to local appropriated and consistent with the state administrative system. The Party has built a contingent of qualified and quantified members, who are well connected with the people to successfully lead the task of building socialism and national reunification. The contingent of cadres is built with sufficient capacity, intelligence, strong political instincts, and a structure suitable to the operation of The Party organizational system.
During the 1954-1975 period, the process of building The Party organizational system in the North still had some limitations. At the beginning, there was a "leftist" sign, a serious mistake when adjusting the organization during the land reform. The Party's development of party members was weak, depended on classes heavily and did not pay much attention to the quality. The cadre work was passive while the quality of the cadres was not high enough to meet the requirements of practical construction and fighting.
Based on the advantages and limitations in leading and directing process of building The Party organizational system in the North, The Party draws some experiences: Building The Party organizational system must come from the political objectives and tasks; Building The Party organizational system must be closely linked with The Party's ideological work; Building The Party organizational system must follow the reality and associate with the revolutionary movement of the people, prevent "leftist" mistakes or lack of disciplines. This work must also be associated with the building Party cells and guaranteed by the quality of The Party's cadres and members.
These experiences contribute to building The Party organizational system in general and are meaningful for building The Party organizations in current period./.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn