THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Phương Thảo 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 31/07/2001
4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số 5410/QĐ-XHNV ngày 21/12/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Mối liên hệ giữa kiểu gắn bó và sự hài lòng tình dục: Vai trò trung gian của giao tiếp tình dục
8. Chuyên ngành: Tâm lý học (Định hướng nghiên cứu); Mã số: 8310401
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lượt; Khoa Tâm lý học; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, kiểu gắn bó an toàn chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là gắn bó lo âu và gắn bó né tránh. Giao tiếp tình dục được đánh giá ở mức trung bình khá, với sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và giới tính. Sự hài lòng tình dục cũng dao động theo các yếu tố nhân khẩu học, trong đó nhóm có kiểu gắn bó an toàn và giao tiếp hiệu quả thường đạt mức hài lòng cao hơn. Phân tích tương quan và mô hình trung gian xác nhận mối quan hệ tích cực giữa gắn bó an toàn với hài lòng tình dục, đồng thời tiết lộ tác động tiêu cực của gắn bó né tránh. Đặc biệt, giao tiếp tình dục đóng vai trò trung gian quan trọng trong mối liên hệ giữa kiểu gắn bó và hài lòng tình dục. Cụ thể, gắn bó an toàn thúc đẩy giao tiếp cởi mở, từ đó nâng cao hài lòng tình dục. Ngược lại, gắn bó né tránh làm giảm chất lượng giao tiếp, dẫn đến mức độ hài lòng thấp hơn.
Các kết quả nghiên cứu này đã góp phần củng cố những lập luận lý thuyết trước đây về mối quan hệ giữa các biến số, đồng thời mở rộng hiểu biết về chúng trong bối cảnh văn hóa Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu nhấn mạnh vai trò thiết yếu của giao tiếp tình dục như một cơ chế điều tiết cảm xúc và tăng cường kết nối trong mối quan hệ cặp đôi. Có thể thấy rằng, giao tiếp tình dục không chỉ đơn thuần là phương tiện trao đổi thông tin mà còn là chỉ dấu của gắn bó an toàn và sự hài lòng tình dục trong mối quan hệ thân mật của người trưởng thành.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Các chương trình giáo dục giới tính và tư vấn tâm lý lứa đôi nên được tích hợp nội dung về nhận diện kiểu gắn bó và phát triển kỹ năng giao tiếp tình dục tích cực.
Trong hoạt động tham vấn hôn nhân và trị liệu tình dục, chuyên gia cần quan tâm tới phong cách gắn bó và khả năng giao tiếp của từng cá nhân, từ đó hỗ trợ các cặp đôi hiểu và điều chỉnh kỳ vọng, giảm tránh né, tăng cường chia sẻ, tương tác lành mạnh và sự đồng thuận trong quan hệ tình dục.
Bên cạnh đó, truyền thông đại chúng, các tổ chức cũng như hội thảo về khía cạnh sức khỏe và xã hội có thể chung tay góp phần giảm kỳ thị, gia tăng chấp nhận chủ đề tình dục như một phần tự nhiên trong đời sống con người, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân cởi mở hơn trong việc giao tiếp tình dục và khuyến khích họ tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý khi cần thiết.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Ứng dụng thiết kế dọc hoặc nhật ký trải nghiệm hàng ngày, hoặc phương pháp định tính nhằm khai thác trải nghiệm cá nhân hóa của khách thể về vấn đề tình dục trong những bối cảnh xã hội- văn hóa cụ thể.
Xem xét mở rộng mẫu khách thể đa dạng hơn về độ tuổi, vùng miền, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và xu hướng tính dục; cũng như trong các giai đoạn của cặp đôi như kết hôn, mang thai, hoặc trở thành cha…
Các yếu tố điều tiết tiềm năng như thời gian mối quan hệ, tần suất quan hệ tình dục, sự đồng thuận và mức độ thân mật cảm xúc cũng cần được tích hợp trong mô hình nghiên cứu, nhằm hiểu sâu sắc hơn về động lực nội tại ảnh hưởng đến sự hài lòng tình dục.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Phuong Thao 2. Sex: Female
3. Date of birth: 31/07/2001
4. Place of birth: Bac Ninh
5. Admission decision number: 5410/QD-XHNV; Dated 21/12/2023, issued by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities (USSH), Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: The relationship between attachment styles and sexual satisfaction: The mediating role of sexual communication
8. Major: Psychology (Research-Oriented) 9. Code: 8310401
9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Luot; Faculty of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis
Research findings indicate that the secure attachment style is the most prevalent, followed by anxious and avoidant attachment. Sexual communication is rated at a moderately good level, with variations across age groups and genders. Sexual satisfaction also fluctuates based on demographic factors, with individuals exhibiting secure attachment and effective communication typically reporting higher satisfaction levels. Correlation and mediation analyses confirm the positive relationship between secure attachment and sexual satisfaction, while also revealing the negative impact of avoidant attachment. Notably, sexual communication plays a significant mediating role in the link between attachment styles and sexual satisfaction. Specifically, secure attachment fosters open communication, thereby enhancing sexual satisfaction. Conversely, avoidant attachment diminishes communication quality, leading to lower satisfaction levels.
These findings reinforce existing theoretical arguments about the relationships between these variables while expanding insights into their dynamics within the Vietnamese cultural context. The study highlights the essential role of sexual communication as a mechanism for emotional regulation and strengthening relational bonds in couples. It is evident that sexual communication is not merely an information-exchange tool but also an indicator of secure attachment and sexual satisfaction in adult intimate relationships.
11. Practical applicability
Curriculum integration. Embed attachment-style assessment and skills for positive sexual communication into sex-education programmes and couple-counselling services.
Therapeutic focus. In marital counselling and sex therapy, clinicians should evaluate each partner’s attachment profile and communicative competence, then help couples recalibrate expectations, curb avoidance, and enhance disclosure, mutuality, and sexual consent.
Public outreach: Coordinated efforts by mass media, civic organisations, and health-education forums can reduce stigma, normalise sexuality as a natural life domain, and foster environments where individuals feel comfortable discussing sexual matters and seeking psychological support.
12. Further research directions
Design enhancements: Employ longitudinal, daily-diary, or qualitative methods to capture personalised sexual experiences within specific sociocultural contexts.
Sample diversification: Extend recruitment to varied ages, regions, education levels, marital statuses, sexual orientations, and relationship phases (e.g., newlywed, expectant, new parents).
Moderator inclusion. Integrate relationship duration, sexual frequency, consensuality, and emotional intimacy as potential moderators to clarify the intrinsic drivers of sexual satisfaction.
Tác giả: Anh
Những tin cũ hơn