1. Họ và tên học viên: Daviphone Xengdala. 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/03/1985 4. Nơi sinh: Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào
5. Quyết định công nhận học viên số:
2964/QĐ-XHNV Ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn:
“Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhân lực tại Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào”
8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số:
8310301.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Quyết, Khoa Xã hội học, Trường đại học khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Các kết quả chính của luận văn bao gồm:
Luận văn đã tìm hiểu, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học để nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhân lực tại Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào. Các phân tích đã chỉ ra rằng, các hoạt động quản lý nhân lực tại Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào hiện nay được hầu hết nhân viên đánh giá tương đối cao, đặc biệt là các hoạt động lập kế hoạch sử dụng nhân sự, hoạt động đánh giá nhân sự, hoạt động bố trí và sử dụng nhân sự. Tuy nhiên, chính sách tiền lương và phụ cấp chưa được nhân viên đánh giá cao, chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như công sức nhân viên đã bỏ ra. Phương hướng hoạch định và phát triển nhân sự cũng cần được xem xét, điều chỉnh lại để phù hợp hơn với từng phòng ban và định hướng phát triển của các nhóm nhân viên với thâm niên khác nhau.
Nghiên cứu cũng đã tập trung phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài tới hiệu quả quản trị nguồn nhân lực. Hầu hết các yếu tố đều có sự ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhân lực tại tổ chức. Các yếu tố này có sự ảnh hưởng khác nhau giữa các phòng ban và thâm niên của nhân viên. Bên cạnh đó, trong các yếu tố được phân tích, có 3/7 yếu tố có tác động có tác động lên mức độ hài lòng của nhân viên với công việc. Trong đó, yếu tố thu nhập và đánh giá nhân lực có tác động thuận chiều với mức độ hài lòng; yếu tố đào tạo có tương quan ngược chiều. Yếu tố thu nhập có sự ảnh hưởng lớn nhất tới mức độ hài lòng và yếu tố có ảnh hưởng ít nhất là đào tạo nhân lực.
Từ đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào cần lưu ý để cải thiện, điều chỉnh một số hoạt động, chính sách; nhất là các hoạt động về đào tạo, mức lương và đãi ngộ đề phù hợp hơn với tình hình thực tế công việc. Sự lớn mạnh của các công ty tư nhân cũng là yếu tố Bộ cần lưu ý để thu hút và giữ chân được những nhân lực chất lượng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu, luận văn cho thấy các sự ảnh hưởng ở các cấp độ khác nhau của các yếu tố tới hoạt động quản lý nhân lực tại 4 phòng thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào. Từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhân lực tại Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào nói riêng và tại các Bộ, Ban ngành khác nói chung trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển quốc gia.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực trong Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Daviphone Xengdala 2. Sex: Female
3. Date of birth: 03/23/1985 4. Place of birth: Vieng Chan, Lao PDR
5. Admission decision number:
2964/QĐ–XHNV, 2021 December 29th, of Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process
7. Official thesis title: “Factors affecting the effectiveness of human resource management at the Laos Ministry of Natural Resources and Environment"
8. Major: Sociology; Code: 8310301.01
9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Quyet, Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has explored, analyzed, clarified the theoretical basis, and implemented sociological research methods to study the current situation and impact of factors affecting the effectiveness of human resource management at the Laos Ministry of Natural Resources and Environment. Analyzes have shown that human resource management activities at the Laos Ministry of Natural Resources and Environment are currently rated relatively highly by most employees, especially human resource planning, employee performance evaluation, jobs placement. However, the salary and allowance policy is not highly appreciated by employees and does not meet the needs and performance of employees. Human resource planning and development also needs to be reviewed and adjusted to suit each department and the development orientation of employees with different seniority.
The study also focused on analyzing the influence of internal and external factors on human resource management effectiveness. Most factors have an impact on the effectiveness of human resource management at the organization. These factors have different effects on departments and employee seniority. Besides, among the analyzed factors, 3 out of 7 factors have an impact on the level of employee satisfaction with work. In particular, income and human resource evaluation have a positive impact on the level of satisfaction; Training employees is negatively correlated. Income has the greatest influence on the level of satisfaction and human resource training is the least influence factor.
From there, the study also pointed out that the Laos Ministry of Natural Resources and Environment needs to concentrate on improving and adjusting some activities and policies. Especially, training activities, salaries, and benefits are more suitable to the actual work situation. The growth of business is also a factor that the Ministry needs to pay attention to attract and enhance employee commitment.
11. Practical applicability: The thesis results show the influences at different levels of factors on human resource management activities at 4 departments under the Laos Ministry of Natural Resources and Environment. From there, the study finds solutions to improve the effectiveness of human resource management activities at the Laos Ministry of Natural Resources and Environment in particular and other Ministries and Departments of Laos in general.
12. Further research directions: Solutions for improving human resource management efficiency at the Laos Ministry of Natural Resources and Environment
13. Publications: