1. Họ và tên học viên: Lê Thị Diễm Ly 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/11/1998
4. Nơi sinh: Mỹ Hào, Hưng Yên
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/QĐ-XHNV Ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian đào tạo từ 29/12/2023 đến 28/06/2024 theo Quyết định số 5158/QĐ-XHNV ngày 6/12/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận văn: Vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo in về hoạt động giao thông vận tải.
8. Chuyên ngành: Quản trị báo chí truyền thông; Mã số: Thí điểm
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Huy Phượng - Trưởng Ban tổ chức cán bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn, khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo in về hoạt động giao thông vận tải hiện nay, luận văn đã đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao, tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo in về ngành giao thông. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Ở chương 1, tác giả hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến việc thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí nói chung và báo in nói riêng về các vấn đề đời sống, trong đó có ngành giao thông. Bao gồm: Các khái niệm liên quan; vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo in với đời sống – xã hội và với hoạt động giao thông vận tải; cơ sở chính trị - pháp lý và nguyên tắc, tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của báo in về ngành giao thông.
Chương 2, tác giả đi vào phân tích, đánh giá thực trạng vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo in về hoạt động giao thông vận tải (Khảo sát báo Giao Thông, Pháp Luật TP.HCM từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2023). Qua việc khảo sát, thống kê, phân tích dữ liệu, tác giả luận văn đã chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân khi thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo in về hoạt động giao thông vận tải.
Chương 3, tác giả đã điểm ra những vấn đề và đưa ra các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo in về hoạt động giao thông vận tải trong thời gian tới.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu này có thể giúp đội ngũ làm báo, các tòa soạn báo in và các đơn vị chủ quản có được luận cứ khoa học để phát triển vai trò giám sát và phản biện xã hội về hoạt động giao thông vận tải nói riêng cùng nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội nói chung.
Qua đó, phát huy và đẩy mạnh vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí. Nghiên cứu này cũng có thể giúp các nhà quản lý báo chí, hoạch định chính sách, những nhà làm luật tham khảo để đề ra các quyết định của mình.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Le Thi Diem Ly 2. Sex: Female
3. Date of birth: 04/11/1998 4. Place of birth: My Hao, Hung Yen
5. Admission decision number: 2948/QĐ-XHNV Dated: 28/12/2021
6. Changes in academic process: Extend the training period from December 29, 2023, to June 28, 2024, according to Decision No. 5158/QD-XHNV dated December 6, 2023, by the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
7. Official thesis title: The role of monitoring and social criticism of the printed newspapers on transport activities
8. Major: Media Management. 9. Code: Pilot
10. Supervisors: Associate Professor, Doctor Ha Huy Phuong - Head of Organizational Staff, Academy of Journalism and Communication
11. Summary of the findings of the thesis:
Based on the systematic analysis of theoretical and practical issues, surveys, and evaluations of the current state of the supervisory and critical social roles of print media in transportation activities, the dissertation has proposed several solutions to enhance and strengthen these roles. To achieve the research objectives, the dissertation author has undertaken the following tasks:
In Chapter 1, the author systematically analyzes several theoretical issues related to the execution of the supervisory and critical social roles of the press in general, and print media in particular, concerning various aspects of life, including the transportation sector. This includes: Relevant concepts; the supervisory and critical social roles of print media in society and specifically in transportation activities; political and legal foundations and principles; criteria for evaluating the effectiveness of print media's supervision and critical commentary on the transportation industry.
In Chapter 2, the author conducts an analysis and evaluation of the current status of the supervisory and critical social roles of print media in transportation activities (based on a survey of Giao Thông and Pháp Luật TP.HCM newspapers from January 2022 to December 2023). Through surveying, data collection, and analysis, the dissertation author identifies achievements, limitations, and reasons for the implementation of the supervisory and critical social roles of print media regarding transportation activities.
In Chapter 3, the author identifies key issues and proposes primary solutions aimed at enhancing the supervisory and critical social roles of print media in transportation activities in the future.
12. Practical applicability, if any: This research outcome can provide newspaper editorial teams, printing presses, and managing authorities with scientific evidence to enhance their supervisory and critical social roles in transportation activities, as well as in various other societal domains. Consequently, it can bolster and advance the monitoring and critical social functions of the press. Additionally, this study may assist media managers, policy makers, and legislators in making informed decisions by serving as a point of reference for their deliberations.
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications: