Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28/10/1989
4. Nơi sinh: Yên Bái
5. Quyết định công nhận học viên số 2948/ QĐ- XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2021 ngày của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Giáo dục tiếng Hàn trong các trường THCS tại Hà Nội: Thực trạng, vấn đề và giải pháp
8. Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số:60 31 06 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thu Giang, Bộ môn Hàn Quốc học, khoa Đông phương học, ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã chỉ ra đã bối cảnh triển khai đào tạo tiếng Hàn ở Việt Nam thông qua hai khía cạnh cơ sở thực tiễn và cơ sở nền tảng pháp lý của việc đưa tiếng Hàn vào giảng dạy tại Việt Nam từ bậc Đại học, cao đẳng đến Trung học cơ sở (THCS). Từ việc khái quát bối cảnh đào tạo tiếng Hàn tại Việt Nam đã chỉ ra được những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình 30 năm đào tạo tiếng Hàn (giai đoạn 1993 đến nay). Mặc dù những kết quả đạt được chủ yếu là của giáo dục tiếng Hàn bậc Đại học, cao đẳng, xong những kinh nghiệm đó sẽ tạo nền tảng để triển khai tiếng giảng dạy tiếng Hàn sâu rộng hơn ở các bậc học dưới như Trung học phổ thông,THCS.
Luận văn cũng đã khái quát được thực trạng đào tạo tiếng Hàn bậc THCS tại Việt Nam, rồi từ đó triển khai phân tích sâu vào thực trạng giáo dục tiếng Hàn bậc THCS tại quận Long Biên thông qua tiến hành điều tra bảng hỏi, đồng thời cũng trình bày được những kết quả đã đạt được trong chương trình giáo dục tiếng Hàn bậc THCS tại quận Long Biên. Trong quá trình thu thập, tổng hợp tài liệu nhận thấy rằng thực trạng đào tạo tiếng Hàn và kết quả đào tạo tiếng Hàn bậc Đại học và Cao đẳng đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên thực trạng đào tạo tiếng Hàn bậc Trung học cơ sở lại chưa tìm thấy được một bài nghiên cứu nào nghiên cứu chi tiết về vấn đề này.
Không chỉ dừng lại ở việc khái quát thực trạng, phân tích kết quả đã đạt được trong giáo dục tiếng Hàn bậc THCS tại quận Long Biên, luận văn còn chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc đào tạo tiếng Hàn bậc THCS tại Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng. Cùng với đó, luận văn cũng đưa ra những đề xuất giải pháp đối với những khó khăn trong quá trình đào tạo tiếng Hàn bậc THCS.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
Với những kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn hoàn toàn có khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Việc chỉ ra thực trạng đào tạo tiếng Hàn bậc THCS trên cả nước và Hà Nội, đồng thời trình bày được những kết quả mà công cuộc giảng dạy tiếng Hàn bậc THCS quận Long Biên đã đạt được sẽ giúp cho Bộ Giáo dục và các cơ quan chuyên trách hiểu rõ hơn về thực trạng đào tạo và nắm bắt được kết quả mà các chính sách mà bản thân họ đã đề ra
Thông qua việc chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đào tạo sẽ giúp cho Bộ Giáo dục và đào tạo rút ra được những kinh nghiệm, tiếp tục phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm còn tồn đọng, từ đó điều chỉnh chính sách một cách hợp lý hơn. Thông qua các trường THCS triển khai đào tạo tiếng Hàn thí điểm trước, các trường THCS triển khai sau cũng sẽ nhìn vào các thành tựu và khó khăn đó để tự động triển khai giảng dạy tiếng Hàn một cách hợp lý tuân theo đúng chính sách mà Bộ Giáo dục đã ban hành.
Không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những khó khăn trong giảng dạy tiếng Hàn bậc THCS, luận văn đã đề xuất một số những giải pháp để khắc phục những điểm hạn chế đó. Các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chuyên trách có liên quan có thể tham khảo và đưa ra những giải pháp toàn diện, có hiệu quả trong quá trình thi hành thực tiễn để khắc phục những khó khăn, phát huy những điểm tích cực giúp cho công cuộc giảng dạy tiếng Hàn bậc THCS sẽ đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa đúng với kì vọng của Đảng và Nhà nước
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
Dự kiến trong tương lai bản thân sẽ phát triển hơn nữa đề tài này. Không chỉ là quận Long Biên, người viết sẽ tiến hành khảo sát và phân tích sâu hơn về thực trạng giáo dục tiếng Hàn bậc THCS ở cả thành phố Hà Nội. Đồng thời cũng tiến hành phân tích cụ thể những điểm tồn đọng và những điểm mạnh từ trong các chính sách triển khai đào tạo tiếng Hàn bậc THCS mà các cơ quan chuyên trách đã ban hành.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Đến thời điểm hiện tại chưa tìm được công trình nào đã công bố có nội dung về giảng dạy tiếng Hàn bậc THCS
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Ngoc Quynh Trang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 1989/10/28
4. Place of birth: Yen Bai
5. Admission decision number: 2948/ QĐ- XHNV on December 28th 2021 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.
6. Changes in academic process:
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Korean language in Hanoi secondary schools: Education status, problems and solutions
8. Major: Asian Studies 9. Code: 60 31 06 01
10. Supervisors: Dr. Le Thi Thu Giang, Department of Korean Studies, Faculty of Oriental Studies, University of Social Sciences and Humanities - VNU
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has shown the context for implementing Korean language education in Vietnam through two aspects: practical basis and legal basis of introducing Korean into teaching in Vietnam from university and College to Middle School. From the overview of the context of Korean language education in Vietnam, this thesis presented the results that Vietnam has achieved during the 30 years of Korean language training (period 1993 to present). Although the results achieved are mainly from Korean language education at university and college levels, these experiences will create a foundation for deploying Korean language teaching more widely at lower levels such as high school and middle school.
The thesis also summarizes the current situation of Korean language education at the middle school level in Vietnam, and then conducts deep analysis of the current situation of Korean language education at the secondary level in Long Bien district through conducting a questionnaire survey. It also presented the results achieved in the Korean language education program at the secondary level in Long Bien district. During the process of collecting and synthesizing documents, it was found that many researchers mentioned the current status of Korean language training and the results of Korean language education at university and college levels. However, the current status of Korean language education at the Middle school level has not found any detailed research
Not only stopping at generalizing the current situation and analyzing the results achieved in Korean language education at the secondary level in Long Bien district, the thesis also points out the advantages and difficulties in Korean language education at the secondary level in Hanoi in general and Long Bien district in particular. Along with that, the thesis also proposes solutions to difficulties in the process of Korean language training at secondary level.
12. Practical applicability, if any:
With the research results achieved, the thesis is completely applicable in practice. Along with pointing out the current status of Korean language training at the secondary level across the country and in Hanoi, through the results that the Korean language teaching at the secondary level in Long Bien district has achieved will help the Ministry of Education better understand the current state of education and grasp the results of the policies they have proposed
By presenting the advantages and difficulties in the education program, it will help the Ministry of Education draw experience, continue to promote advantages and overcome defect, thereby Adjust policies more appropriately. Through experience of secondary schools implementing pilot Korean language education first, secondary schools implementing it later will also look at those achievements and difficulties to deploy Korean language teaching in a reasonable manner following the correct policy issued by the Ministry of Education.
Not only stopping at pointing out the difficulties in teaching Korean at the secondary level, the thesis has proposed a number of solutions to solve those defect. Policymakers and relevant specialized agencies can refer and provide comprehensive and effective solutions in the practical implementation process to overcome defect and promote positive points. It helps the Korean language education at secondary level to achieve even greater achievements in accordance with the expectations of the Party and State.
13. Further research directions, if any:
It is expected that in the future we will further research this topic. Not only Long Bien district, I will conduct a deeper survey and analysis of the current situation of Korean language education at secondary level in the whole city of Hanoi. At the same time, we also conduct a specific analysis of advantages and disadvantages from the policies on implementing Korean language education at secondary school level that Ministry of Education have issued.
14. Thesis-related publications:
Up to now, we have not found any published projects with content on Korean language education at the secondary level
Tác giả: USSH Media
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn