TTLV: Chính sách của Đảng đối với các tôn giáo ở Nam Bộ

Thứ sáu - 21/10/2011 04:49
Thông tin luận văn "Chính sách của Đảng đối với các tôn giáo ở Nam Bộ trong thời kì 1945 - 1954" của HVCH Nguyễn Thị Quỳnh Mai, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Quỳnh Mai 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 22/12/1986 4. Nơi sinh: Phú Thọ 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chuyển đổi chuyên ngành từ Lịch sử Việt Nam sang chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 2009. 7. Tên đề tài luận văn: Chính sách của Đảng đối với các tôn giáo ở Nam Bộ trong thời kì 1945 - 1954 8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Quang Hưng (Khoa Khoa học Chính trị - Trường ĐHKHXH&NV) 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Nam Bộ là mảnh đất có sự đa dạng về tôn giáo – tín ngưỡng vào bậc nhất trên cả nước. Ở đó, có sự tồn tại của cả các tôn giáo du nhập và các tôn giáo bản địa. Thành phần chính trong các tôn giáo là nông dân. Vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ trong những năm diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 rất phức tạp. Quá trình chỉ đạo công tác tôn giáo của Đảng trong giai đoạn này đã thu được một số kết quả căn bản: Thành công trong chính sách đoàn kết dân tộc, tập hợp, đoàn kết và lôi kéo được một số đông đồng bào tôn giáo lầm đường lạc lối quay trở về với cách mạng làm cho phong trào yêu nước của đồng bào có đạo ngày càng khởi sắc góp phần làm nên thành công của cuộc kháng chiến. Sự chỉ đạo công tác tôn giáo của Đảng trong giai đoạn này đã chứng tỏ sự trưởng thành trong nhận thức và nhãn quan của một số cán bộ Đảng với vấn đề tôn giáo so với những năm đầu thế kỉ XX và trước Cách mạng tháng Tám. Sự chỉ đạo của Đảng với từng tôn giáo ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp thể hiện chủ trương luôn tôn trọng tuyệt đối quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của Đảng từ đó góp phần bẻ gẫy các quan điểm phản cách mạng của các thế lực thù địch, thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ khi thành lập cho đến nay. Bên cạnh đó, công tác tôn giáo của Đảng với từng tôn giáo cụ thể vẫn còn một số hạn chế nhất định như: chưa thực sự lôi kéo được tất cả đồng bào theo đạo về phía cách mạng, những bất cập trong quản lí cơ sở vật chất, tinh thần của đồng bào theo đạo vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Sự chỉ đạo của Đảng với vấn đề tôn giáo trong kháng chiến chống Pháp đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công tác tôn giáo trong kháng chiến chống Mĩ và giai đoạn hiện nay. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: - Góp phần làm phong phú thêm những chủ trương chính sách của Đảng về vấn đề tôn giáo trong bối cảnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. - Làm tư liệu cho bạn đọc và những ai quan tâm. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Nghiên cứu về sự chỉ đạo của Đảng với vấn đề Tin lành trong giai đoạn 1975 - nay. - Sự phát triển trong nhận thức của Đảng với vấn đề tôn giáo từ khi thành lập cho đến nay.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : NGUYEN THI QUYNH MAI 2. Sex: Female 3. Date of birth: Dec 22, 1986. 4. Place of birth: Phu Tho 5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated November 24th 2008 by Rector of the University of Social Sciences and Human, VNU Hanoi. 6. Changes in academic process: Conversion history major from Vietnam to the professional history of Vietnam Communist Party in 2009 7. Official thesis title: Party's policy on religion in the South during the 1945 - 1954 8. Major: History of the Communist Party of Vietnam 9. Code: 60 22 56 10. Supervisors: Professor. Dr. Do Quang Hung - Faculty of Politics Science - University of Social Sciences and Humanities 11. Summary of the findings of the thesis: South is a land of religious diversity - the most religious in the country. There, the existence of both the religious and the introduction of indigenous religion. The main ingredient in the religious farmers. Religion in the South in the year when the anti-French resistance war period 1945 - 1954 are complex. The process of direct religious work of the Party during this period had obtained some fundamental results: Success in the national unity policy, gather, unite and draw a large number of religious people astray back to the revolutionary movement as patriotic religious people increasingly start best contribute to the success of the resistance. The direction of the religion of the Party during this period showed growth in the awareness and vision of some party cadres with religious matters compared to the early twentieth century and before the August Revolution . The direction of each religious party in the South in the war against the French policy has always shown great respect for freedom of religious belief and not the party that contributed break from the perspective of counter-revolutionary the hostile forces, demonstrating the good will of the State of Vietnam democratic Republic since its establishment until now. Besides, the Party's religious work with each particular religion are still some limitations such as not really draw all people under the direction of the revolution, the inadequacies in the management of material and the spirit of religious people still exist to this day. The direction of the party with religious matters in the war against France has left many lessons for religious work in the resistance against the Americans and the current period. 12. Practical applicability: - To contribute to enrich the Party's policies on religion in the context of industrialization - modernization of the country - Do you read material for those interested. 13. Further research directions: - Research on the direction of the Protestant party to issue during 1975 - present. - The growth in awareness of the Party with religious matters from inception to date.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây