Thông tin luận văn "Vấn đề công chúng truyền thông chuyên biệt (khảo sát công chúng Hà Nội)" của HVCH Vũ Thị Ngọc Thu, chuyên ngành Báo chí học.
1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Ngọc Thu
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/05/1986
4. Nơi sinh: Thị trấn An Bài – Quỳnh Phụ - Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề công chúng truyền thông chuyên biệt (khảo sát công chúng Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60.32.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hào – Khoa Báo chí và truyền thông – ĐHKHXH&NV
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Công chúng ngày càng có sự chọn lọc rõ hơn nhu cầu về phạm vi và nội dung thông tin truyền thông của mình. Do trình độ hiểu biết ngày càng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện công chúng có nhiều cơ hội cũng như điều kiện để tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này là cơ sở cho quá trình tiếp nhận thông tin của các nhóm công chúng trong xã hội tiến dần đến sự đồng đều hơn. Và nó cũng tạo ra sự thay đổi trong ý thức của công chúng về việc lựa chọn, tiếp nhận, hay điều tiết mức độ ảnh hưởng cũng như phản ứng của bản thân trước các thông điệp truyền thông. Công chúng có xu hướng tìm kiếm 2 dạng thông tin: dang 1 là những thông tin nóng mà nhiều người và dư luận quan tâm, dạng 2 là những thông tin chuyên biệt dựa theo nhu cầu, sở thích, hay nghề nghiệp của từng công chúng.
- Kênh truyền thông chuyên biệt đóng vai trò như bậc thang phát triển kế cận của truyền thông đại chúng. Thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng thoả mãn yêu cầu: thông tin cần biết, còn thông tin từ các kênh truyền thông chuyên biệt đóng vai trò thoả mãn yêu cầu: thông tin muốn biết. Và chính những thông tin muốn biết ấy sẽ giúp cá nhân trở thành “thủ lĩnh ý kiến” trong lĩnh vực thông tin mà họ quan tâm.
- Xu hướng các kênh truyền thông chuyên biệt tuy còn mới đối với truyền thông Việt Nam nhưng đã cho thấy một tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Theo kết quả khảo sát, tác giá luận văn đưa ra kiến nghị về việc tiến hành các cuộc điều tra công chúng trước và sau khi kênh được phát sóng. Ngoài ra còn có một số kiến nghị để nâng cao chất lượng nội dung và hiệu quả truyền đạt thông tin của 3 kênh InfoTV, O2TV, VOV giao thông.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đây là đề tài dựa trên kết quả của cuộc khảo sát công chúng khu vực Hà Nội tháng 7 năm 2011, do vậy, các kết quả sẽ giúp các nhà làm truyền thông có thêm thông tin trong việc nhận định và đánh giá về nhu cầu cũng như mức độ thoã mãn của công chúng đối với các kênh truyền thông chuyên biệt.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn chưa mở rộng ra điều tra đối với tất cả các kênh truyền thông chuyên biệt hiện có trên địa bàn Hà Nội, cũng như đánh giá sâu hơn mức độ ảnh hưởng của thông điệp từ cách kênh truyền thông chuyên biệt đối với công chúng.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Chưa có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Vu Thi Ngoc Thu; 2. Sex: Female
3. Date of birth: May 20th 1986
4. Place of birth: An Bai Town – Quynh Phu – Thai Binh
5. Admission decision number: No. 1355/QD-XHNV-KH&SDH by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU Ha Noi, dated October 24th 2008
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Specific Issues on Public Communications (survey audience in Ha Noi)
8. Major: Journalism Studies
9. Code: 60.32.01
10. Supervisors: Asso.Prof. Vu Quang Hao, PhD - Faculty of Journalism and Communications - University of Social Sciences and Humanities, VNU Ha Noi.
11. Summary of the findings of the thesis:
- The public has got more and more explicit demand choices within the scope and content of their communications information. Due to living quality improvements and increasing knowledge of the public, people get more opportunities and conditions to receive information from many different sources that is basis for the information receiving process of public groups becoming more evenly. More, that also makes changes in public awareness for selecting, accepting or regulating levels of their own influence and reactions before communications messages. The public is tending to seek 2 types of information:
Type 1: Hot news that is mostly interested by many public people.
Type 2: Specific information is based on needs, favourite and occupations of each kind of the public.
- Specific communications channels play a role as successive development steps of the mass communications. The information from mass media channels has satisfied requirements for need-to-know information while the information from specific communications channels has satisfied requirements for want-to-know information. For the reason, the want-to-know information helps individuals become “leaders of idea” in the fields of information they concern about.
- Trend of specific communications channels is quite new but strongly potential developing in Viet Nam communications. According to the survey results, the thesis author expectedly recommends to take some public surveys before and after broadcasting of these channels. In additions, some recommendations to improve the information content quality and communication effectiveness of 3 channels InfoTV, O2TV and VOV Traffic have been given out in the thesis.
12. Practical applicability, if any:
- This subject is based on the results of Ha Noi public survey in July 2011, hence, its results will help communications providers get more information to judge and evaluate needs and satisfactory of the public for the specific communications channels.
13. Further research directions, if any:
- Due to time limit of the research, the thesis has not widespread yet in all available specific communications channels in Ha Noi, and not more deeply evaluated the influence level of messages from specific communications channels upon on the public.
14. Thesis-related publications: N/A