TTLV: Truyền thuyết về danh nhân văn hoá tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương

Thứ ba - 25/10/2011 06:38
Thông tin luận văn "Truyền thuyết về danh nhân văn hoá tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương" của HVCH Nguyễn Thị Quyên, chuyên ngành Văn học dân gian.
Thông tin luận văn "Truyền thuyết về danh nhân văn hoá tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương" của HVCH Nguyễn Thị Quyên, chuyên ngành Văn học dân gian. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Quyên 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: ngày 10 tháng 02 năm 1980 4. Nơi sinh: Thị xã Hưng Yên 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV - KH & SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Truyền thuyết về danh nhân văn hoá tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương 8. Chuyên ngành: Văn học dân gian; Mã số: 62.22.36.01 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Chí Quế - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: - Luận văn đã giới thiệu một cách khá hoàn chỉnh hệ thống truyền thuyết về bốn danh nhân văn hoá tiêu biểu trên đất Hải Dương. Luận văn đã chỉ ra những đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật cơ bản của truyền thuyết về các danh nhân: cách xây dựng nhân vật, các dị bản, mô típ, kết cấu trong truyền thuyết... - Hình tượng bốn danh nhân văn hoá không chỉ có trong truyền thuyết mà còn được tái hiện sinh động trong tín ngưỡng và lễ hội. Luận văn đã đi sâu mô tả cả phần lễ cũng như phần hội một cách khá chi tiết, cụ thể qua ba lễ hội tiêu biểu là: Lễ hội truyền thống văn miếu Mao Điền, lễ hội đền Chu Văn An, lễ hội chùa Côn Sơn cũng như tục thờ cúng các danh nhân văn hoá của từng địa phương. - Luận văn cũng chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa truyền thuyết và lễ hội. Truyền thuyết và lễ hội không tồn tại riêng biệt độc lập mà có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau. Từ quá trình tồn tại và phát triển, truyền thuyết là cơ sở tồn tại của các lễ hội, là chủ đề chi phối các hành động nghi lễ cũng như các trò chơi dân gian trong ngày hội. Ngược lại lễ hội cũng là môi trường nuôi dưỡng truyền thuyết thể hiện sinh động về các danh nhân văn hoá thông qua ngày hội truyền thống tại địa phương. - Bốn danh nhân văn hoá trên là những nhân vật được lịch sử tôn vinh, trân trọng và đề cao nhưng truyền thuyết về họ cho đến nay chưa được chú ý sưu tầm và mở rộng phạm vi lưu hành. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương đã quan tâm, chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc, khôi phục, phục dựng lại những lễ hội truyền thống của địa phương, các trò chơi dân gian được khuyến khích. Tỉnh đã có kế hoạch xây dựng, trùng tu, tôn tạo lại một số di tích của tỉnh trong đó có đền thờ Chu Văn An, đền thờ Mạc Đĩnh Chi, đền thờ Nguyễn Thị Duệ, dự kiến trong năm 2012 sẽ hoàn thành. Việc sưu tầm, tìm kiếm nghiên cứu truyền thuyết về bốn danh nhân trên là việc làm cần thiết, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống Việt.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Quyen 2. Gender: Female 3. Date of birth: 02/10/1980 4. Place of birth: Hung Yen province 5. Admission decision number 1528/QĐ-XHNV-KH & SĐH dated October 14th 2009 of Headmaster of College of Social Science and Humanity of Vietnam National University. 6. Changes in academic process: No 7. Official thesis title: Legend of cultural famous men in medieval period in Hai Duong province. 8. Major: Folk literature 9. Code: 60.22.36 10. Supervisor: Prof., Dr. Le Chi Que - College of Social Science and Humanity 11. Summary of the findings of the thesis: - This thesis introduces quite completely the legend system of four cultural famous men in Hai Duong province. It shows the points in contents and basic artistic form of legend of famous men, such as the way how to build a hero, variants, model, structure in legend, etc. - Images of four cultural famous men are not only known in legend but also reappeared lively in beliefs and festivals. This thesis also expresses deeply both ceremonial offerings and ceremony in detail through three main festivals, such as traditional ceremonies of Mao Dien Literature of Temple, Chu Van An temple and Con Son pagoda as well as worship custom of famous men at each local. - This paper gives the organic relationship between legend and ceremony. Legend and ceremony do not exist separately but they have a close relationship. In existing and development periods, legend is the base for ceremony, the subject affecting the ceremonial activities as well as folk games in festival. On the contrary, ceremony is the environment to develop legend so that it can express lively the cultural famous men through traditional holidays in local. - Four above-mentioned famous men are heroes who are respected, honoured, and highly appreciated by history but until now legends about them have not received the concern, not been collected and put in a popular circulation. However, in recent years, Provincial Committee of the Party, Hai Duong province People’s Committee have concerned, attached special importance to preserve and bring into play the special spirit cultural values, restore the traditional festivals, and encourage the folk games of that local. Hai Duong province also has some projects to rebuild, restore and embellish some monuments in province, in which Chu Van An Temple, Mac Dinh Chi Temple and Nguyen Thi Due Temple will be complete in next 2012. The collecting, searching and studying legends about four above-mentioned famous men are necessary for preserving and bringing into play the Vietnamese traditional culture character.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây