TTLV: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2023

Chủ nhật - 15/12/2024 23:04
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hằng Nhung.  
2. Giới tính: Nữ.
3. Ngày sinh: 15/08/1993
4. Nơi sinh: Hưng Yên.
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28/12/2022 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.
7. Tên đề tài đề án: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2023.
8. Chuyên ngành:
Chính trị học (định hướng ứng dụng).
9. Mã số: 8310201.01 (UD).
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Chí Kiên.
11. Tóm tắt các kết quả của đề án:
Sau quá trình nghiên về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2023, học viên đã hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ của đề án. Tóm tắt một số kết quả như sau:
- Trong chương 1, tác giả đã trình bày các hiểu biết chung về chính sách đối ngoại, hoạch định chính sách đối ngoại được chấp nhận phổ biến trên thế giới và tại Ấn Độ. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra điểm tương đồng của các khái niệm. Theo đó, chính sách đối ngoại là một loại chính sách công, được nhà nước xây dựng và thực thi nhằm giải quyết các mỗi quan hệ của quốc gia đó với các chủ thể bên ngoài để đem lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ cũng tương tự như các khái niệm đã đề cập, tuy nhiên  hướng tới các mục tiêu, nguyên tắc cụ thể hơn, không chỉ vì lợi ích của quốc gia mà còn vì xu thế hòa bình, hợp tác và hội nhập của khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, chương 1 cũng cung cấp hiểu biết về điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ qua các thời kỳ, từ khi giành độc lập (1947) đến nay, các thành tựu mà Ấn Độ đã đạt được trong quan hệ ngoại giao với các nước trong và ngoài khu vực. Ngoài ra, chương 1 tập trung làm nổi bật các đặc trưng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ khi Thủ tướng Modi lên nắm quyền (từ năm 2014 đến nay).
- Trong chương 2, tác giả tập trung trình bày khái quát về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ  trước năm 2019 và nội dung chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023. Theo đó, Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1947 và duy trì tốt đẹp đến nay. Quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa hai nước được chia thành 05 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn tác giả đều trình bày đôi nét về bối cảnh quan hệ hai nước và các kết quả hợp tác mà hai bên đã đạt được trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, thương mại - đầu tư, quốc phòng - an ninh, văn hóa... Tiếp theo đó, tác giả nêu ra nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2023 phân theo từng lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh, khoa học - công nghệ, giao lưu văn hóa trao đổi nhân dân. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá một số tác động chính của chính sách này tới quan hệ giữa hai nước và sự phát triển của Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các nội dung nghiên cứu của đề án giúp hệ thống hóa những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến chính sách đối ngoại của một quốc gia nói chung, của Ấn Độ nói riêng; tiến trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ; điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thời kỳ Thủ tướng Modi nắm quyền điều hành đất nước. Đặc biệt, đề án đã phân tích rõ tác động của chính sách này đối với quan hệ song phương và sự phát triển của Việt Nam, đánh giá được các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chính sách; đưa ra các đề xuất và khuyến nghị; từ đó, rút ra một số vấn đề gợi mở cần quan tâm đối với Việt Nam. Đề tài có thể là một nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những người nghiên cứu về Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đề tài có thể là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chính sách ngoại giao của Ấn Độ trong nhiệm kỳ hiện hành của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, các chính sách, sáng kiến phát triển khu vực đang được Ấn Độ khởi xướng triển khai ở khu vực (chính sách Hành động hướng Đông, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương) và tác động của các chính sách này đến Đông Nam Á và Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án: Không.
     
INFORMATION ON MASTER'S THESIS

1. Student's full name: Hang Nhung Thi Nguyen.
2. Gender: Female.
3. Date of birth: 15/08/1993.
4. Place of birth: Hung Yen.
5. Student recognition decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV dated 28/12/2022 of the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in the training process: None.
7. Project title: India's foreign policy towards Vietnam from 2019 to 2023
8. Major:
Politics (application-oriented).
9. Code: 8310201.01 (UD).
10. Course instructor: Doctor Phung Chi Kien.
11. Summary of the results of the project: After studying India's foreign policy towards Vietnam from 2019 to 2023, student has successfully achieved the objectives and tasks of the project. A summary of some key findings is as follows:
- In Chapter 1, student presented general understandings of foreign policy and foreign policy making that are commonly accepted in the world and in India. On that basis, the student offers similarities of concepts. Accordingly, foreign policy is a public policy, developed and implemented by the state to resolve a country's relationships with outside entities to bring benefits to the nation and its people. India's foreign policy is similar to the concepts mentioned, but aims at more specific goals and principles, not only for the benefit of the nation but also for the trend of peace and cooperation and integration of the region and the world.
In addition, chapter 1 also provides an understanding of India's foreign policy adjustments over time, from independence (1947) to the present, and the achievements that India has achieved in foreign relations. exchanges with countries inside and outside the region. In addition, chapter 1 focuses on highlighting the characteristics of India's foreign policy since Prime Minister Modi came to power (from 2014 to present).
- In Chapter 2, student focused on presenting an overview of Vietnam - India relations before 2019 and the content of India's foreign policy towards Vietnam from 2019 to 2023. Accordingly, Vietnam and India established diplomatic relation since 1947 and maintained well until now. The traditional and friendly relationship between the two countries is studied in 5 periods. At each stage, the student gave some details about the context of the two countries' relations and the cooperation results that achieved in the fields of politics - diplomacy, economics, trade - investment, defense - security, culture...
Moreover, student provided the basic content of India's foreign policy towards Vietnam from 2019 to 2023 divided into each field of politics - diplomacy, economics, defense - security, science - technology, cultural exchange and people-to-people connection. On that basis, the author evaluates some of the main impacts of this policy on relations between the two countries and the development of Vietnam.
12. Practical applicability: The research results help to systematize the most basic issues related to foreign policy of one country in general and in India in specific, the development process of Vietnam - India relations; Adjusting India's foreign policy  since Prime Minister Narendra Modi took charge as the Prime Minister of India for two consecutive term from 2014 to 2023. In particular, the research has clearly analyzed the main impacts of this policy to Vietnam - India relation and the development of Vietnam, evaluated the positive and negative effects of the policy; make suggestions and recommendations. From there, the student draws out a number of issues that need attention for Vietnam. The research will also be a reference ce for students, graduate students and researchers on India, Vietnam - India relation.
13. Future research directions: In future, the author will continue to research issues related to India's foreign policy during Prime Minister Modi's current term, regional development policies and strategies being initiated by India in the region (Act East policy, Indo-Pacific Oceans's Initiavtive) and the impact of these policies on Southeast Asia and Vietnam.
14. Published works related to the project: None.
                 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây