1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Thảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/03/1999
4. Nơi sinh: Nam Giang, Thọ Xuân, Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28/12/2022 Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phát triển sản phẩm du lịch gắn với sự kiện tại Ninh Bình.
8. Chuyên ngành: Du lịch ; Mã số: 8810101.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Lê Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu tập trung vào việc phát triển sản phẩm du lịch gắn với sự kiện tại Ninh Bình, áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính với sự kết hợp của mô hình TALC (Vòng đời của điểm đến du lịch) của Butler (1980), khung lý thuyết "Event Tourism" của Donald Getz (2008), và Lý thuyết các bên liên quan của Freeman (1984). Phương pháp này cung cấp một nền tảng lý thuyết toàn diện nhằm phân tích sâu sắc các khía cạnh liên quan. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn sâu bán cấu trúc với năm nhóm chính, bao gồm cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp tổ chức sự kiện, chính quyền địa phương, và khách du lịch. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc phát triển sản phẩm du lịch gắn với sự kiện đòi hỏi phải thiết lập cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các bên liên quan để đảm bảo hài hòa lợi ích. Đồng thời, việc áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến và xây dựng chiến lược dài hạn, dựa trên các đặc trưng văn hóa và tài nguyên địa phương, là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển bền vững. Nghiên cứu cũng xác định rằng các sản phẩm du lịch gắn với sự kiện tại Ninh Bình hiện đang ở giai đoạn phát triển trong mô hình TALC, cung cấp cơ sở để đề xuất các chiến lược cải tiến nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm của du khách thông qua đổi mới trong thiết kế và tổ chức sự kiện.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Khả năng ứng dụng trong thực tiễn của nghiên cứu này thể hiện ở việc cung cấp các giải pháp cụ thể và có cơ sở khoa học cho việc phát triển sản phẩm du lịch gắn với sự kiện tại Ninh Bình. Thứ nhất, nghiên cứu giúp các bên liên quan xác định được giai đoạn phát triển hiện tại của sản phẩm du lịch, từ đó định hướng các chiến lược phù hợp như cải thiện quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, và tối ưu hóa tài nguyên địa phương. Thứ hai, thông qua việc phân tích vai trò và mối quan hệ giữa các nhóm như cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp tổ chức sự kiện, chính quyền và du khách, nghiên cứu đề xuất các cơ chế hợp tác hiệu quả nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng, gia tặng lợi ích. Thứ ba, kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng các mô hình tổ chức sự kiện sáng tạo, vừa khai thác giá trị văn hóa, cảnh quan độc đáo của Ninh Bình, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Cuối cùng, nghiên cứu cung cấp dữ liệu và định hướng chiến lược hữu ích cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách, hỗ trợ việc xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch gắn với sự kiện bền vững trong dài hạn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài có thể tập trung vào các khía cạnh sau:
Xây dựng mô hình phát triển sản phẩm du lịch gắn với sự kiện đặc thù tại Ninh Bình: Nghiên cứu sâu hơn về việc thiết kế các sự kiện văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên, phù hợp với đặc trưng địa phương, nhằm nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến.
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội, và môi trường của các sản phẩm du lịch gắn với sự kiện: Phân tích mức độ đóng góp của loại hình du lịch này đối với sự phát triển bền vững của địa phương, đồng thời đánh giá các rủi ro và cách thức giảm thiểu.
Ứng dụng công nghệ trong việc tổ chức và quản lý sự kiện: Tìm hiểu cách sử dụng công nghệ, đặc biệt là các giải pháp số hóa như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), hoặc nền tảng quản lý sự kiện trực tuyến để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Nghiên cứu hành vi và nhu cầu của các nhóm khách du lịch cụ thể: Đặc biệt tập trung vào phân khúc khách quốc tế hoặc các nhóm khách hàng tiềm năng để thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu đa dạng.
So sánh với các mô hình du lịch sự kiện tại các điểm đến khác trong và ngoài nước: Học hỏi kinh nghiệm từ các điểm đến tương tự nhằm áp dụng các giải pháp sáng tạo vào thực tiễn tại Ninh Bình.
Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch gắn với sự kiện: Tìm hiểu và đề xuất các chính sách quản lý, tài trợ, và hợp tác công tư (PPP) nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả.
13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Pham Thi Thao
2. Sex: Female
3. Date of birth: March 21, 1999
4. Place of birth: Nam Giang, Tho Xuan, Thanh Hoa
5. Student recognition decision No. 4058/2022/QĐ-XHNV dated December 28, 2022 Principal of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in the training process: None
7. Thesis title: Developing Event Tourism Product In Ninh Binh
8. Major: Tourism Code: 8810101.01
9. Scientific supervisor: Dr. Trinh Le Anh, University of Social Sciences and Humanities, VNU
10. Summary of the results of the thesis:
The study focuses on the development of tourism products associated with events in Ninh Bình, employing a qualitative research method combined with Butler's (1980) TALC model (Tourism Area Life Cycle), Donald Getz's (2008) "Event Tourism" framework, and Freeman's (1984) Stakeholder Theory. This methodology provides a comprehensive theoretical foundation for an in-depth analysis of relevant aspects. Data was collected through semi-structured in-depth interviews with five key groups: local communities, tourism businesses, event organizers, local authorities, and tourists. The study highlights that developing tourism products associated with events requires establishing effective collaboration mechanisms among stakeholders to ensure balanced benefits. Furthermore, the application of advanced management tools and the formulation of long-term strategies based on local cultural and natural resources are critical for promoting sustainable development. The research also identifies that tourism products associated with events in Ninh Bình are currently in the development phase according to the TALC model, providing a basis for proposing improvement strategies to enhance tourist experiences through innovative design and event organization..
11. Practical applicability
The practical applicability of this study is reflected in providing specific, scientifically grounded solutions for developing tourism products associated with events in Ninh Binh. Firstly, the research aids stakeholders in identifying the current development stage of tourism products, thereby guiding suitable strategies such as improving management, enhancing service quality, and optimizing local resources. Secondly, by analyzing the roles and relationships among groups such as local communities, tourism enterprises, event organizers, authorities, and tourists, the study proposes effective collaboration mechanisms to strengthen community involvement and increase shared benefits. Thirdly, the findings form the basis for creating innovative event organization models that both leverage the cultural and unique landscape values of Ninh Binh and cater to the diverse needs of tourists. Lastly, the research provides valuable data and strategic guidance for managers and policymakers, supporting the formulation of long-term sustainable development plans for tourism products associated with events.12. Future research direction
12. Future research on this topic can focus on the following aspects:
Developing models for tourism products associated with unique events in Ninh Bình, focusing on designing cultural, historical, and natural events tailored to local characteristics to enhance destination appeal.
Assessing the economic, social, and environmental impacts of tourism products associated with events, analyzing their contributions to sustainable development while evaluating risks and mitigation measures.
Applying technology in event organization and management, particularly digital solutions such as virtual reality (VR), augmented reality (AR), and online event management platforms to enhance customer experiences.
Studying the behaviors and needs of specific tourist groups, with particular attention to international tourists or potential customer segments, to design products that align with diverse preferences.
Comparing event tourism models at other domestic and international destinations, learning from similar sites to apply innovative solutions in Ninh Binh.
Developing policies to support tourism products associated with events, exploring and proposing management, funding, and public-private partnership (PPP) mechanisms to promote sustainable and effective development.
13. Published works related to the thesis