TTLV: Khảo sát lập luận trong văn bản khoa học (trên tư liệu Tạp chí Y Dược học Quân sự năm 2021)

Thứ sáu - 13/12/2024 02:31
1. Họ và tên học viên:     NGUYỄN THÁI QUỲNH ANH
2. Giới tính:                     Nữ
3. Ngày sinh:                   21/12/1996
4. Nơi sinh:                     Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2702/2020/QĐ-XHNV ngày 24/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Các quyết định số 3542/QĐ-XHNV ngày 28/11/2022, số 1671/QĐ-XHNV ngày 22/05/2023, số 5157/QĐ-XHNV ngày 06/12/2023, số 2842/QĐ-XHNV ngày 10/06/2024
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát lập luận trong văn bản khoa học (trên tư liệu Tạp chí Y Dược học Quân sự năm 2021)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học;                       Mã số: 60 22 02 40
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS. TS. Trịnh Cẩm Lan
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Dựa trên cơ sở lý thuyết về lập luận và một số vấn đề liên quan như văn bản khoa học (chương 1), luận văn tiến hành khảo sát lập luận của văn bản khoa học được thể hiện trên các bài báo đăng trên Tạp chí Y Dược học Quân sự năm 2021, qua đó chỉ ra đặc điểm của lập luận trên phương diện cấu trúc (chương 2) và cách thức sử dụng các loại kết tử lập luận được thể hiện trong loại văn bản khoa học này (chương 3). Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Về cấu trúc lập luận: trong các bài báo khoa học trên Tạp chí Y Dược học Quân sự, lập luận được biểu hiện khá đa dạng và phong phú với nhiều mô hình cấu trúc. Cụ thể, từ 1012 lập luận, luận văn đã nhận diện được được tổng số 18 mô hình, trong đó 10 mô hình lập luận đơn và 8 mô hình lập luận phức. Đặc trưng nổi trội đó là tất cả các luận cứ và kết luận đều tường minh, điều này đã có tác dụng tạo ra sự rõ ràng, giúp độc giả dễ dàng nắm bắt được mục đích của văn bản hoặc điều người viết muốn truyền tải cũng như dễ tạo ra tính thuyết phục cao. Và điều này rõ ràng là phù hợp với tính chất của lập luận trong văn bản khoa học: đó là lập luận logic, mà lập luận logic đòi hỏi phải rõ ràng, mạch lạc.
Về kết từ lập luận: số lượng các kết tử được người viết sử dụng khá đa dạng gồm 100 kết tử với tần suất sử dụng khá cao 1377 lần. Xét theo chức năng và định hướng lập luận bao gồm 2 nhóm: kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận. Nhìn chung các mối quan hệ ngữ nghĩa mà các kết tử dẫn nhập luận cứ thể hiện có tác dụng tạo nên tính tường minh cho lập luận và tính mạch lạc của văn bản, đồng thời tạo ra sự nối kết về mặt ngữ nghĩa giữa các thành phần lập luận. Tương tự, việc sử dụng thường xuyên các kết tử dẫn nhập kết luận có tác dụng tạo ra sợi dây liên kết chặt chẽ về ngữ nghĩa giữa luận cứ và kết luận, qua đó góp phần quan trọng tạo ra tính mạch lạc cho các bài báo.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc xây dựng lập luận, xây dựng quan điểm khi viết các bài báo khoa học, cho việc biên tập, đặc biệt là biên tập trong các tạp chí khoa học để nâng cao chất lượng các bài báo khoa học.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: NGUYEN THAI QUYNH ANH
2. Sex: Female
3. Date of birth: 21/12/1996           
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: No. 2702/2020/QĐ-XHNV date 24/12/2020 by The Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No. 3542/QĐ-XHNV dated November 28, 2022, No. 1671/QĐ-XHNV dated May 22, 2023, No. 5157/QĐ-XHNV dated December 6, 2023, No. 2842/QĐ-XHNV dated June 10, 2024
7. Official thesis title: Surveying of Arguments in Scientific Texts (Based on Documents from the Journal of Military Pharmaco - medicine in 2021)
8. Major:
Linguistics                  Code: 60 22 02 40
9. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Trinh Cam Lan
10. Summary of the findings of the thesis:
Based on the theoretical basis of argumentation and some related issues such as scientific texts (Chapter 1), the thesis conducts a survey of the arguments of scientific texts expressed in articles published in the Journal of Military Pharmaco - medicine in 2021, thereby pointing out the characteristics of arguments in terms of structure (Chapter 2) and the way of using the types of argumentative connector expressed in this type of scientific text (Chapter 3). The research results show that:
Regarding argument structure: in scientific articles in the Journal of Military Pharmaco - medicine, arguments are expressed quite diversely and richly with various structural models. Specifically, from 1012 arguments, the thesis has identified a total of 18 models, including 10 simple argument models and 8 complex argument models. An outstanding feature is that all the arguments and conclusions are explicit, which has the effect of creating clarity, helping readers easily grasp the purpose of the text or what the author intends to convey as well as creating high persuasiveness. This is clearly consistent with the nature of argumentation in scientific texts, which is a logical argument, and logical argument requires clarity and coherence.
Regarding argumentative connectors: the number of connectors used by the writer is quite diverse, including 100 conjunctions with a fairly high frequency of use of 1377 times. In terms of function and argumentative orientation, there are 2 groups: argumentative introductory connectors and argumentative conclusional connectors. In general, the semantic relationships that argumentative introductory connectors express have the effect of creating clarity for the argument and coherence of the text and, at the same time, creating semantic connections between argumentative components. Similarly, the frequent use of conclusion connectors has the effect of creating a strong semantic link between the argument and the conclusion, thereby contributing significantly to creating coherence for articles.
11. Practical applicability:
The research results of the thesis can be a useful reference for building arguments and viewpoints when writing scientific articles and for editing, especially editing in scientific journals to improve the quality of scientific articles.
12. Further research directions: (if any)
13. Thesis-related publications: No

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây