TTLV: Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ khai thác, bảo quản hải sản cho ngư dân Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển phía Bắc)

Thứ ba - 07/11/2017 22:39

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Văn Hải              

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 01/10/1977

4. Nơi sinh: Thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ khai thác, bảo quản hải sản cho ngư dân Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển phía Bắc).

8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ                       Mã số: 60.34.04.12

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Hải, Bộ môn Sở hữu trí tuệ, Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ khai thác, bảo quản hải sản cho ngư dân Việt Nam, đã giúp ngư dân trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác, bảo quản hải sản, đồng thời giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho ngư dân, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển; đảm bảo ổn định nguồn thực phẩm cũng như nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần ổn định giá tiêu dùng trong nước, kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống xã hội; đóng góp một phần kinh phí cho ngân sách Nhà nước; góp phần trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ khai thác, bảo quản hải sản được ứng dụng trong thực tiễn sẽ giúp cho ngư dân trong việc khai thác hải sản đạt hiệu quả cao, đồng thời sản phẩm khai thác được bảo quản đảm bảo chất lượng tốt nhất.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Việc đổi mới công nghệ khai thác, bảo quản hải sản đã giúp cho ngư dân nâng cao hiệu quả trong khai thác hải sản cũng như nâng cao chất lượng bảo quản hải sản mang lại giá thành cao đối với sản phẩm. Tuy nhiên, để lĩnh vực khai thác, bảo quản hải sản phát triển bền vững, cần phải tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách về hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và thị trường xuất khẩu.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Van Hai                                                2. Sex: Male

3. Date of birth: 01/10/1977                                                 4. Place of  birth: Quat Lam town, Giao Thuy district, Nam Dinh province

5. Admission decision number: 3215/2014/QD-XHNV-SDH dated december 31, 2014 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Policy to promote the renewal of seafood exploitation and preservation technology for Vietnamese fishermen (Case study of Northern coastal provinces).

8. Major: Science and Technology Management             Code: 60.34.04.12

9. Supervisors: Associate Professor doctor Tran Van Hai, Department of Intellectual Property, Faculty of Management Science, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

10. Summary of the findings of the thesis:

The policies  of promoting the renewal of marine fishery exploitation and preservation technologies for Vietnamese fishermen, the quality of products, fishing activities, preservation have been improved; fishers have been sustainability jobs and living condition of fishers have been increased for rencent years. These activities have contributed to defense and national security in the sea. Besides fishing activities have provided enough products for domestic consumption,  raw materials for processing companies and stabilizing the domestic prices, inflation rate and society life as well as contributed a part of the budget for GDP. The policies have contributed to protection of fisheries resources, exspecially endangered species.

11. Practical applicability:

The policy to promote the renewal of marine fishery technology is applied in practice to help fishermen in exploiting seafood effectively and at the same time exploited products are preserved to ensure quality the best.

12. Further research directions:

The renewal of fishing technologies fisheries and preservation methods have improved the quality and  price of products as well.  However, in order to have  sustainable fishing and improve the preservation products, the policy of market are needed for consideration in the future.

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây