Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lê Thị Hương Thơ
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/08/19924. Nơi sinh: Ứng Hòa – Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số 3683/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội
8. Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60.31.04.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bá Đạt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
(1) Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được hiểu như là khuôn mẫu hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đó các quyền cơ bản của người khác, các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi từ 10-18 tuổi) hay các luật lệ trong cơ sở bảo trợ mà trẻ sinh sống bị vi phạm. Những trẻ với rối loạn hành vi có tần xuất cao các hành vi đánh nhau, tàn ác với động vật hoặc người khác, phá hoại tài sản, nghịch lửa, trộm cắp, thường xuyên nói dối, trốn học, bỏ nhà ra đi, thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và có những hành vi thách thức bằng lời nói. Những trẻ rối loạn hành vi hay vi phạm các mong đợi xã hội (độ tuổi từ 10-18 tuổi); thường xuyên có những hành vi nghiêm trọng hơn so với hành vi tinh nghịch ở các bạn cùng tuổi hoặc có những hành vi mang tính nổi loạn chống đối với người lớn (mẹ / dì hoặc những người quản lý tại trung tâm). Ngoài ra, các biểu hiện này phải kéo dài liên tục trong sáu tháng thì mới đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn hành vi.
(2) Trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có những biểu hiện rối loạn hành vi trên khía cạnh hành vi gây hấn và hành vi sai phạm.
(3) Sự thiếu hụt về kỹ năng giao tiếp, tâm trạng buồn chán, cảm nhận và suy nghĩ tiêu cực về hoàn cảnh gia đình, hiện tượng bắt nạt lẫn nhau là những yếu tố ảnh hưởng góp phần làm tăng nặng rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.
(4) Sự tương trợ lẫn nhau, số bạn thân, số lần chơi với bạn thân trong một tuần, hoạt động đoàn thể trong cơ sở bảo trợ, việc liên hệ với gia đình là những yếu tố ảnh hưởng góp phần giảm nhẹ rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các cơ sở bảo trợ xã hội nói chung để đưa ra những giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ cho trẻ gặp khó khăn tâm lý, đặc biệt là nhóm trẻ vị thành niên đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.
12. Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm các khía cạnh khác của vấn đề nghiên cứu.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Le Thi Huong Tho 2. Sex: Female
3. Date of birth: August, 27th 1992 4. Place of birth: Ung Hoa, Ha Noi
5. Admission decision number: 3683/2015/QĐ-XHNV date 31/12/2015 issued by Rector of University of Social Science and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Behavioral disorders among adolescents living in social protection facilities
8. Major: Psychology Code: 60.31.04.01
9. Supervisors: Ph.D Nguyen Ba Dat, University of Social Science and Humanities
10. Summary of thesis’s results:
(1) Behavioral disorders in adolescents living in social protection facilities can be understood as Patterns of repetitive behaviors, in which the basic rights of others, social norms (that are suitable for ages 10-18 years old) or the rules in the sponsoring facilities where the child lives, are violated. Children with behavioral disorders have a high incidence of fights, cruelty to animals or others, vandalizing, setting fire, theft, frequent lying, truancy, leaving home, demonstrating irritation frequently, and having defiant verbal. Children who behave violently or violate social expectations (ages 10-18) often have more serious behaviors than mischievous behavior in regular peers or behaviors that are rebellious against adults (mothers / aunts or managers at the center). In addition, these symptoms must last for six months in order to be eligible for the diagnosis of behavioral disorders.
(2) Adolescents living in social protection facilities exhibit behavioral disorders in terms of aggressive behavior and misconduct.
(3) The lack of communication skills, depressed moods, feelings and negative thoughts about family circumstances, and bullying are the factors that contribute to the aggravation of the onset of behavioral disorders among adolescents living in social protection facilities.
(4) Mutual support, number of close friends, number of times playing with a close friend in a week, group activities in facilities, family contact are factors that contribute to mitigate behavior disorder in adolescents living in social protection facilities.
11. Applicability in practice:
The research results of the thesis are a useful reference for general social protection facilities to provide preventive and supportive measures for children with psychological challenges, especially for adolescents living in those facilities.
12. Further research directions
If there are conditions and time, we will study more aspects of the research problem.
13. Publications that are related to thesis: None.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn