TTLV: Định kiến xã hội đối với người sau cai nghiện ma túy

Thứ ba - 07/11/2017 22:34

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Duy Dương   

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 12/12/1988

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số 3683/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Định kiến xã hội đối với người sau cai nghiện ma túy.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                  Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thanh Nga, Đại học Luật Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài đã làm sáng tỏ được thực trạng định kiến xã hội đối với người sau cai nghiện ma túy thể hiện trên 3 mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi. Trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin có thể đánh giá và nhận diện định kiến xã hội đối với người sau cai nghiện ma túy ở mức độ trung bình. Trong ba mặt thể hiện của định kiến xã hội đối với người sau cai nghiện ma túy thì mặt cảm xúc thể hiện thấp nhất và mặt hành vi thể hiện cao nhất.

Ở mặt nhận thức: Còn phổ biến quan niệm nghiện ma túy là tệ nạn xã hội, cho rằng người sau cai nghiện ma túy là những người sống phụ thuộc, buông thả, thiếu tự trọng, thiếu quyết đoán, đồng thời cho rằng người sau cai nghiện ma túy là mối đe dọa đối với xã hội, làm mọi người xung quanh cảm thấy không an toàn.

Ở mặt cảm xúc: Những người được khảo sát hài lòng với những việc như hỏi thăm xã giao người sau cai nghiện ma túy nhưng không thể hiện sự thân mật. Quan tâm hay mức độ tin tưởng đối với người sau cai nghiện ma túy thì lại rất thấp.

Ở mặt hành vi có mức điểm cao nhất. Những hành vi mang định kiến xã hội như việc tránh xa, không tiếp xúc, từ chối nhận vào làm việc hay không kết hợp làm ăn chung với người sau cai nghiện ma túy. Những hành vi khuyên răn, động viên họ còn rất hạn chế.

Có sự khác biệt trong định kiến xã hội ở các nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sự tiếp xúc với người sau cai nghiện ma túy.

Yếu tố do người sau cai nghiện ma túy không được đánh giá đúng năng lực ảnh hưởng lớn nhất đến việc duy trì định kiến xã hội đối với người sau cai nghiện ma túy hiện nay.

Cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra được những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức và giảm thiểu định kiến đối với người sau cai nghiện ma túy.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc xây dựng chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy, cũng như công tác giảm thiểu định kiến đối với người sau cai nghiện ma túy trở về, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu, xây dựng Đề án giảm thiểu định kiến xã hội và hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không           

 

INFORMATION ON MASTER THESIS

1. Full name of student: Nguyen Duy Duong          2. Sex: Male

3. Date of birth: 12/12/1988                                    4. Place of birth: Hanoi

5. Decision on recognition of student No.: 3683/2015/QD-XHNV on 31/12/2015 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes during the education: None

7. Name of thesis: “Social prejudices against people who have been through drug detoxification”.

8. Major of study: Psychology                                  Code: 60.31.04.01

9. Acadamic advisor: Dr. Dang Thanh Nga, Hanoi Law University.

10. Summary of thesis’s results:

The results of thesis showed the overall picture of social prejudices against drug rehabilitation from 3 planes: perception, emotion and behavior. By collecting and analyzing information, specialists can evaluate and identify this constant social prejudices at the medium level on the scale…. Out of the three planes of social prejudices against the following drug rehab, emotion has the least impact while behavior has the largest impact. 

In term of perception: It’s a common belief that drug addictions are social evils, that people who have been through drug detox have to rely on the help of other. They are considered to have many flaws such as inaction, lack of self-esteem, lack of assertiveness. They are even called out to be a big threat to society, which make everyone around them constantly feel a sense of insecure.

In term of emotion: The participants are satisfied with things like social inquiry or interaction with drug users but deep in their heart they still can’t come to really trust or care about those drug users, knowing that they were prisoners of drugs.

In term of behavior: The social prejudice got the highest score, manifested in staying away, refused to meet or to get into work or not in combination with the general business after drug detox. Encouraging or motivating them remain very limited. 

There are differences in social stereotypes in age groups, sex, occupation, education, contact with post-detoxified people.

The factor “The post-detoxification are not properly assessed” had greatest impact on maintaining social preconceptions for post-detoxification patients.

Finally, researcher proposed some recommendations like raising awareness and reducing prejudice against people who have been through drug detoxification.

11. Practical application:

The essay serves as an useful reference for policy formulation for the following drug detoxification, as well as being a model work to help the society reduce prejudice against the following drug, to help drug users re-intergrate to community.

12. Direction for future research:

Studying, building projects to reduce prejudices and support for people with drug addiction later in the city of Hanoi.

13. The works have been published related to the thesis: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây