Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Đoàn Thị Quỳnh Mai
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/02/1993
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV-SĐH của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật của gia đình và trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh (nghiên cứu trường hợp trẻ nhận được hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội)”.
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thị Kim Nhung
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Đề tài đã làm sáng tỏ được thực trạng hoạt động hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trên địa bàn TP.Hà Nội của Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội. Bên cạnh đó nhận diện được nhu cầu của trẻ em và gia đình sau phẫu thuật tim bẩm sinh thông qua quá trình thu thập thông tin từ trẻ và gia đình (phỏng vấn sâu tại gia đình trẻ), từ cán bộ Quỹ, cán bộ địa phương (cán bộ lao động- thương binh xã hội quận/huyện/thị xã). Nghiên cứu nhận diện nhu cầu thông qua các tiêu chí: nhóm tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu của trẻ và gia đình khác nhau được hỗ trợ phẫu thuật ở những năm khác nhau.
- Trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, có thể đánh giá và nhận diện các nhu cầu thiết yếu của trẻ em và gia đình sau khi nhận được hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh. Đồng thời cũng nhận diện được các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới việc đáp ứng nhu cầu của trẻ và gia đình sau khi phẫu thuật tim bẩm sinh.
- Từ đó xây dựng giải pháp hỗ trợ cho trẻ và gia đình sau phẫu thuật dựa trên nền tảng là những yếu tố từ cộng đồng.
- Cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra được những khuyến nghị về mặt chính sách và thực tiễn nhằm can thiệp – trợ giúp tốt hơn cho trẻ em nói chung và trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh nói riêng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn- nhận diện được nhu cầu thiết yếu của trẻ và gia đình sau phẫu thuật tim bẩm sinh, nhận diện được những nguồn lực ảnh hưởng tới việc đáp ứng nhu cầu của trẻ và gia đình. Từ đó xây dựng được giải pháp hỗ trợ trẻ và gia đình sau phẫu thuật tim bẩm sinh dựa vào nguồn lực từ cộng đồng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu, xây dựng dự án hỗ trợ trẻ em và gia đình có trẻ bị bệnh tim bẩm sinh trước, trong và sau phẫu thuật.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER THESE
1. Full name of student: Doan Thi Quynh Mai 2. Gender: Female
3. Date of birth: 05/02/1993 4. Place of birth: Thai Nguyen.
5. Decision on recognition of student No: 3683/2015/QĐ-XHNV-SĐH of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes during the education: None
7. Name of these: “The needs for post-operative support of families and children with congenital heart disease (case study of children receiving support from the Hanoi Children Support Fund)”.
8. Branch of study: Social work Code: 60.90.01.01
9. Scientific guidance officer: Dr. Nguyen Thi Kim Nhung
10. Summary of these’s results:
The topic has clarified following issues:
- The topic has highlighted the situation of supporting children with congenital heart disease in Hanoi City of Hanoi Children Support Fund. It also identifies the needs of children and families after congenital heart surgery through the collection of information from children and their families (in-depth interviews with children’s families), Fund’s staff, and local staff (district-level officers in charge of labor, invalids and social affairs). The study identifies needs through criteria such as age, occupation, family circumstances and needs of different children and families supported with surgery in different years.
- Based on the collection and analysis of information, it is possible to assess and identify the essential needs of children and families after receiving support for congenital heart surgery. It also identifies internal factors and external factors that affect the satisfaction of needs of children and families after congenital heart surgery.
- Since then, the solution to support children and families after surgery is developed based on foundations as factors from the community.
- Finally, the study provides policy and practical recommendations for purposes of intervention - better support for children in general and children with congenital heart disease in particular.
11. Applicability in practice:
The study can be applied in practice - identifies the essential needs of children and families after congenital heart surgery, identifies the resources that affect the satisfaction of needs of the children and families. From this, a solution to support children and families after congenital heart disease is developed based on community resources.
12. Next study directions:
Study and development of a project to support children and families with congenital heart disease before, during and after surgery.
13. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn