Thông tin luận văn "Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam – thực trạng và giải pháp" của HVCH Nguyễn Thị Thu Hà, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Hà
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/10/1982
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&ĐH ngày: 24/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam – thực trạng và giải pháp
8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
9. Mã số: 60 22 85
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thanh Khôi; Đơn vị công tác: Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Với đề tài: “Thực trạng cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp”, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã đạt được các kết quả sau đây:
Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lí luận về cơ cấu xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp và cơ cấu giai cấp công nhân; khái niệm về giai cấp công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam. Trong đó khái niệm cơ cấu giai cấp công nhân đã được tác giả xây dựng trên cơ sở khái niệm cơ cấu xã hội – giai cấp.
Luận văn đã chỉ ra và phân tích những nhân tố tác động đến sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Cụ thể: nhân tố giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam là đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo cơ chế thị trường; sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lí của Nhà nước giữ vai trò quyết định trực tiếp; toàn cầu hoá và kinh tế tri thức là những nhân tố góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện cho giai cấp công nhân Việt Nam tăng nhanh về số lượng, phong phú về cơ cấu ngành nghề và nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Thực trạng cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay được luận văn phân tích qua bốn loại hình cơ cấu căn bản. Thứ nhất, về cơ cấu thành phần kinh tế: tỉ lệ công nhân trong doanh nghiệp nhà nước đã, đang và sẽ có xu hướng giảm mạnh; trong khi đó, công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Thứ hai, cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đang trở nên phong phú và đa dạng với sự xuất hiện của nhiều ngành kinh tế mới. Tuy nhiên, công nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ còn chiếm tỉ lệ thấp so với nhu cầu phát triển của đất nước. Thứ ba, cơ cấu trình độ học vấn, trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của công nhân đã được nâng lên rõ rệt, đã xuất hiện một bộ phận có trình độ cao, hoạt động trong các ngành nghề mới: tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin… Thứ tư, vấn đề lao động, việc làm của công nhân đã được đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận công nhân phải làm việc với thời gian và cường độ lao động cao, tỉ lệ làm thêm giờ, thêm ca khá lớn; thu nhập trong giai cấp công nhân cũng đang có những sự phân hoá và ngày càng rõ rệt. Những biến động này trong cơ cấu giai cấp công nhân mang tính hai mặt. Một mặt nó tạo ra những điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình; mặt khác nó cũng chỉ ra những bất cập trong cơ cấu giai cấp công nhân dẫn đến sự phân hoá, mất đoàn kết và làm giảm đi sức mạnh của giai cấp này.
Xuất phát từ việc chỉ ra những yêu cầu mới của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, luận văn đã xây dựng bốn nhóm giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: nhóm giải pháp nhằm phát triển nhanh, hài hoà cơ cấu giai cấp công nhân trong các ngành và thành phần kinh tế; nhóm giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, từng bước trí thức hoá giai cấp công nhân; nhóm giải pháp nhằm đảm bảo việc làm, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về tiền lương, thu nhập của giai cấp công nhân và nhóm giải pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước và vai trò của các tổ chức chính trị xã hội.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn chưa phân tích được một cách sâu sắc về xu hướng biến động của cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm tới. Vì vậy, nếu có điều kiện, tác giả luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cơ cấu giai cấp công nhân, dự báo và phân tích một cách chi tiết xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân, từ đó xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu giai cấp công nhân đáp ứng được yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thu Ha
2. Sex: Female
3. Date of birth: 20th October, 1982
4. Place of birth: Thai Binh
5. Admission decision number 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&ĐH Dated 24th October, 2008
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: The Structure of Vietnamese working class – current status and solutions
8. Major: The Scientific Socialism
9. Code: 60 22 85
10. Supervisors: Associate Professor, Ph.D. Phan Thanh Khoi – The Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration
11. Summary of the findings of the thesis:
With the subject “The Structure of Vietnamese working class – current status and solutions”, during studying the thesis had achieved results as below:
The thesis has analyzed clearly some theoretical issues of social structure, social - class structure and the working class structure, definition of the working class and the Vietnamese working class. In which, concept of the working class structure has been constructed by author based on concept of social-class structure.
The thesis has pointed out and analyzed factors that have been affecting the structure change of the Vietnamese working class nowadays. The most important factor which will decide to the structure change of the Vietnamese working class is a path of industrialization and modernization of country according to the market mechanism; the leadership of the Party and management of the State are direct decision factors; globalization and knowledge economy are factors that contribute to promoting and facilitating the Vietnamese working class Vietnam in increased rapidly in number, rich in industrial tructure and improve their professional.
The current status of the Vietnamese working class had been analysed into four basic structure types. First, the structure of the economic sectors: quantity of workers in state enterprises has been decreasing, while quantity of workers in non-state enterprises and enterprises with capital foreign investment has been increasing rapidly. Second, the structure of trade of the working class has been becoming more diversiform with development of new industries. However, quantity of workers in agriculture and services is lower than development requirement of the country. Third, the structure of knowledge level, professional skills of workers have been improving clearly which resulted in there is some high quality groups working in the banking, information technology… Four, employment of workers is ensured. But some workers still work hard, ratio of working part time and overtime shifts are still quite much, different in income of the working class is more and more clearly. These changes in the structure of the working class are two-face. They create convenient conditions for the working class to complete their historic mission. But they also point out some inadequate things of the structure of working class which cause splitting, disunity and reducing the power of this class.
From the new requirements of the period of promotion industrialization and modernization of the country, the thesis has distributed four basic solution groups in order to improve the structure of the Vietnamese working class: the solution group for fast development and harmonic the structure of the working class in the economic sectors; the solution group to improve the education and qualifications expertise, professional skills, step by step intellectual workers; the solutions group for ensuring jobs, shortening the gap in wages and incomes of the working class; the solution group for role of leadership of the Party, management of the State and role of the social and political organizations.
Further research directions
In the limitation of study and analysis, the thesis has not forecasted and analyzed in particularly the tendency of structural changes of the Vietnamese working class in coming years. But, the author will continue study about the working class further to forecast and analyse in detail of changing tendency of the structure of working class then basing on that the author will figure out solutions to improve the structure of the working class in order to meet new requirement of the industrialization and modernization of the country.