TTLV: Pháp luật triều Thanh: Quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm

Thứ năm - 18/08/2011 23:38
Thông tin luận văn "Pháp luật triều Thanh – Quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm" của HVCH Trần Thị Hoa, chuyên ngành Lịch sử thế giới.
Thông tin luận văn "Pháp luật triều Thanh – Quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm" của HVCH Trần Thị Hoa, chuyên ngành Lịch sử thế giới. 1. Họ và tên học viên: Trần Thị Hoa 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 12/4/1985 4. Nơi sinh: Tân Yên – Bắc Giang 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Pháp luật triều Thanh – Quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm 8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới. Mã số: 60 22 50 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: NGND.PGS Nguyễn Văn Hồng 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn đã đạt được một số kết quả cơ bản sau: - Khái quát quá trình xác lập địa vị thống trị của triều Thanh ở Trung Nguyên. Quá trình này song hành với quá trình phong kiến hoá của nhà nước Mãn Thanh. - Khái quát lịch sử pháp luật của nhà nước Mãn Thanh từ pháp luật chiếm hữu nô lệ lên pháp luật phong kiến. Quá trình đó chia làm hai giai đoạn: từ khi thành lập nhà nước Hậu Kim (1616) đến khi vào Trung Nguyên (1644) và từ 1644 đến trước chiến tranh Nha phiến 1880. Mỗi giai đoạn hoạt động lập pháp đều đạt được những thành tựu quan trọng và mang những đặc trưng riêng, phản ảnh đặc điểm lịch sử và thời đại. - Phân tích được tính phong phú, toàn diện và hoàn bị trong nội dung pháp luật triều Thanh. Trên phương diện hệ thống pháp luật, đã xây dựng được một hệ thống pháp luật gồm đầy đủ các ngành luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng rộng và sâu. Lĩnh vực tư pháp đã được chế độ hoá, thẩm cấp rõ ràng, trình tự chặt chẽ, nghiêm mật. - Từ quá trình lập pháp, thành tựu và nội dung pháp luật rút ra các đặc điểm cơ bản của pháp luât triều Thanh. Về cơ bản, pháp luật triều Thanh là pháp luật Nho giáo, tiếp tục kế thừa và phát triển pháp luật truyền thống Trung Quốc. Đồng thời do đặc điểm lịch sử, văn hoá mà trong pháp luật chứa đựng những đặc điểm riêng, thể hiện sắc thái đặc thù của pháp luật Thanh. - So sánh pháp luật triều Thanh với pháp luật triều Nguyễn Việt Nam. Pháp luật triều Nguyễn ở Việt Nam tiếp thu rất nhiều yếu tố của pháp luật Thanh. Qua đó thấy rõ hơn sự giao thoa và tiếp biến văn hoá chính trị pháp lí giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tiến trình lịch sử. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: - “Vân Mộng Tần Giản” – Pháp luật triều Tần, một số quy định đặc sắc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1/2011.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Tran Thi Hoa 2. Sex: Female 3. Date of birth: 12 / 04 / 1985 4. Place of birth: Bac Giang 5. Admission decision number: 1355/QĐ -XHNV -KH&SĐH. Dated: 24th October, 2008. 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Qing law - The formation, content and features 8. Major: World history 9. Code: 60 22 50 10. Supervisors: Assoc.Prof Nguyen Van Hong 11. Summary of the findings of the thesis: The thesis has gained some following results: - Outline the process to establish dominance in the Central Highlands of the Qing Dynasty. This process simultaneously occured with the feudalization of the state of Manchu. - The history of the state law of Manchu, from slavery law to feudal law. The process is divided into two periods: from the establishment of state Later Jin (1616) until the Central Plains (1644) and from 1644 to 1880 before the Opium War. Each period of the legislative activity had gained important achievements and take its own characteristics, reflecting the historical situation and age. - The law of Qing were comprehensive and complete. On the aspect of law system, it includes administrative, criminal, civil, economic, and procedural law. Scope of adjustment of law is increasingly broad and deep. The judicial system was regulate, clearly level divided, closely ordered. - Draw (extract) the basic characteristics of the Qing law from the legislative process, as well as achievements and content of the law. Basically, the law is the Confucian law, continue to inherit and develop traditional Chinese law. Also due to the historical, cultural, but the law contains specific characteristics, expressing particular nuances of the Qing law. - Qing law has a great affect on the law in Asian countries including Vietnam. Legislation of Nguyen Dynasty in Vietnam received a lot of elements of the Qing law. Which shows more clearly the intersection, receiving, adapting and developing legislation, politics and culture between Vietnam and China in the process of history. 12. Practical applicability, if any: None 13. Further research directions, if any: None 14. Thesis-related publications: - “Yun Meng Qin Jian” - Qin dynasty law, some special provisions in the field of marriage and family, Journal of Chinese Research, 1/2011.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây