Thông tin luận văn "Khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2010" của HVCH Hà Diễm, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Hà Diễm
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/4/1987
4. Nơi sinh: Trung Quốc
5. Quyết định công nhận học viên số 1535/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2010
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
9. Mã số: 60.22.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trí Dõi
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Mục đích của luận văn là khảo sát tình tình trình bày ngữ âm trong 8 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt đã xuất bản ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2010. Luận văn cũng trình bày hai quan niệm ngữ âm học (quan niệm âm vị học và quan niệm của chữ quốc ngữ) đang được lưu hành tại Việt Nam làm cơ sở lí luận cho việc đối chiếu.
Sau khi tóm tắt việc trình bày phần ngữ âm trong 8 cuốn giáo trình, luận văn căn cứ vào đặc trưng ngữ âm tiếng Việt đánh giá chất lượng kiến thức ngữ âm trong các cuốn giáo trình về các mặt thanh điệu, phụ âm đầu, phần vần và các yếu tố ngữ âm của phần vần như nguyên âm, bán nguyên âm, phụ âm cuối.
Theo những kết quả so sánh và phân tích, trong những 8 cuốn giáo trình, không có cuốn nào là hoàn toàn theo một trong hai quan niệm đã có của ngữ âm tiếng Việt. Có cuốn một phần là giống quan niệm âm vị học, nhưng còn một bộ phận khác lại giống quan niệm của chữ quốc ngữ. Có cuốn là giống quan niệm chữ quốc ngữ, nhưng còn có một bộ phận lại không giống cả hai cách quan niệm đã có của ngữ âm tiếng Việt.
Trong 4 cuốn giáo trình là “cuốn 2”, “cuốn 4”, “cuốn 6” và “cuốn 7”, phần nguyên âm đơn là theo quan niệm chữ quốc ngữ ( 9 nguyên âm đơn, trong đó gồm 2 nguyên âm đối lập dài ngắn), nhưng về nguyên âm đôi và âm cuối là theo quan niệm âm vị học.
Trong 4 cuốn giáo trình “cuốn 1”, “cuốn 3”, “cuốn 5” và “cuốn 8”, bộ phận nguyên âm đơn là theo quan niệm của chữ quốc ngữ ( 9 nguyên âm đơn, gồm có 2 nguyên âm đối lập đơn dài), còn lại các bộ phận không theo cả hai quan niệm (có hơn 20 nguyên âm đôi, có khái niệm nguyên âm ba, không có khái niệm bán nguyên âm và âm đệm) và số lượng phụ âm cuối cũng không theo một trong hai cách quan niệm.
Trong 8 cuốn giáo trình danh sách phụ âm đầu không theo cả hai quan niệm, số lượng phụ âm đầu không được thống nhất và cũng không giống như như một trong hai quan niệm của ngữ âm tiếng Việt.
Cho nên, nếu lấy một trong hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt hiện đang được lưu hành làm chuẩn, hiện nay, trong giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc, chưa có một cuốn nào là hoàn toàn chính xác. Vì vậy, tôi cho rằng, trong quá trình biện soạn sách dạy tiếng Việt, nên chọn một trong hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt là cơ sở lí luận, không nên “xa lạ”với đặc trưng ngữ âm tiếng Việt, lẫn lộn hai khái niệm “ âm” và “chữ viết”.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cho việc biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc và giúp ích cho giáo viên dạy tiếng Việt, tạo điều kiện thuần lợi cho những người học tiếng Việt ở Trung Quốc.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn sẽ góp phần cho việc biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc và giúp ích cho giáo viên dạy tiếng Việt, tạo điều kiện thuần lợi cho những người học tiếng Việt ở Trug Quốc.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận văn là công trình nghiên cứu mở đầu về ngữ âm tiếng Việt được giảng dạy ở Trung Quốc. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và thu được thành tựu theo hướng nghiên cứu này. Đặc biệt là vấn đề ngữ âm trong quá trình giảng dạy tiếng Việt ở Trung Quốc.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name of learner: He Yan
2. Gender: Female
3. Date of birth: 14/04/1987
4. Place of birth: China
5. Admission decision number 1535/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated October 16th 2009 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Studying the representation of phonetics in Vietnamese textbooks in China period 2000-2010
8. Major: Linguistics
9. Code: 60.22.01
10. Supervisor: Prof.Dr. Tran Tri Doi
11. Summary of the findings of the thesis:
Objective of the thesis is to study the situation of phonetic representation in 8 Vietnamese textbooks published in China period 2000-2010. The thesis also represents two phonetic conceptions (phonemic conception and conception of Vietnamese scripts) existed in Vietnam to be a basis for the comparison.
After summarizing the representation of phonetics in 8 Vietnamese textbooks, the thesis bases on characteristics of Vietnamese phonetics to evaluate the quality of phonetic knowledge in the textbooks in terms of tone, initial consonants, syllables and phonetic elements of syllables such as vowels, semi-vowels, final consonants.
According to comparison and analysis, amongst the 8 textbooks, none is completely in one of the two existed conceptions of Vietnamese phonetics. Some textbooks are partly similar to the conception of phonology but another part is similar to the conception of Vietnamese scripts. Some textbooks are similar to the conception of Vietnamese scripts but another part does not similar to existed two conceptions of Vietnamese scripts.
In 4 textbooks “textbook number 2”, “textbook number 4”, “textbook number 6”, and “textbook number 7”, single vowel is in the conception of Vietnamese scripts (9 single vowels of which 2 vowels are long and short contradiction but dipthongs and final vowels are in the phonemic conception).
In 4 textbooks “textbook number 1”, “textbook number 3”, “textbook number 5”, and “textbook number 8”, single vowel is in the conception of Vietnamese scripts (9 single vowels of which 2 are long single opposite vowels), other parts do not follow the two conceptions (more than 20 dipthongs, with conception of tripthong, no conception of semi-vowel and middle vowel) and the number of final consonants also does not follow one of the two conceptions.
Amongst the 8 textbooks, initial consonants do not follow the two conceptions, the number of initial consonants is not similar and also not similar to one of the two conceptions of Vietnamese phonetics.
Therefore, if taking one of two Vietnamese phonetic conceptions which are circulated as the standard, in the Vietnamese teaching materials in China, currently, no textbook is correct. In mi opinion, thus, we should use one of two Vietnamese phonetic conceptions as theoretical base during the compile process of Vietnamese textbooks, avoiding being “strange” to Vietnamese phonetic special features and confused to two notions “syllable” and “writing”.
As such, the research result of the thesis will make contribution for compiling the Vietnamese teaching materials in China, supports the lecturers teach Vietnamese and Vietnam learners in China.
12. Practical applicability:
The thesis will contribute to compile the Vietnamese teaching materials in China, supports the lecturers teach Vietnamese, and create convenient conditions for Vietnamese learners in China.
13. Further research directions:
The thesis is the initial research work pertaining to the Vietnamese phonetics taught in China. We desire to study further and obtain the research-oriented achievements, especially the phonetic matters during the Vietnamese teaching procedure in China.
14. Thesis – related publications: None