TTLV: Đánh giá hiệu quả can thiệp trầm cảm trẻ em

Thứ tư - 05/12/2018 21:28

1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Ái Liên                                        2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/06/1993

4. Nơi sinh: Sơn Thủy- Hương Sơn – Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận học viên số:    4295/2016/QĐ-XHNV-SĐH ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Đánh giá hiệu quả can thiệp rối loạn trầm cảm ở trẻ em

8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng                                     Mã số: thí điểm

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bá Đạt

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần với những triệu chứng điển hình như trầm buồn, suy giảm sự hứng thú trong cuộc sống, cảm giác mệt mỏi ở bệnh nhân. Rối loạn trầm cảm ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ em và thanh thiếu niên, gây ra nhiều khó khăn cho các em trong hoạt động học tập, giao tiếp xã hội, vui chơi, giải trí và tự chăm sóc bản thân. Thông qua phương pháp nghiên cứu trường hợp trong tâm lý học lâm sàng, luận văn đã tiến hành đánh giá, chẩn đoán, định hình trường hợp, can thiệp tâm lý cho một thanh thiếu niên, có hoàn cảnh đặc biệt, đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu, đánh giá và can thiệp cho thấy, thanh thiếu niên khi bị trầm cảm ở mức độ vừa có các dấu hiệu điển hình như trầm buồn, lo lắng khi bị chia cắt cảm xúc, gặp khó khăn trong việc tư duy, kèm theo đó là một số hành vi gây hấn. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt sống trong cơ sở bảo trợ xã hội là sự chia cắt mối quan hệ với mẹ nuôi, sự xung đột với cán bộ chăm sóc. Kết quả can thiệp cho thấy, sự kết hợp giữa liệu pháp kích hoạt hành vi trong can thiệp trầm cảm, tham vấn tâm lý và tập Yoga bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Kết quá đánh giá sau 8 buổi can thiệp tâm lý cho thấy trẻ đã có sự cải thiện hơn trong mối quan hệ với mọi người, giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm, và có sự thích ứng với cuộc sống hằng ngày hơn.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

            Với những kết quả thu được từ quá trình đánh giá, chẩn đoán, định hình trường hợp một thanh thiếu niên trầm cảm cho thấy, việc kết hợp các liệu pháp kích hoạt hành vi và Yoga là một phương thức can thiệp mang lại hiệu quả, giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm, cải thiện các mối quan hệ xã hội, nâng cao khả năng thích ứng với cuộc sống hàng ngày. Liệu pháp kích hoạt hành vi và Yoga cũng là các liệu pháp có quy trình thực hiện rõ ràng, dễ thực hiện. Do vậy, khả năng ứng dụng của các liệu pháp này trong công tác phòng ngừa, can thiệp thanh thiếu niên bị trầm cảm là rất cao

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Bui Thi Ai Lien                                                2. Sex: Female

3. Date of birth: 6th  June 1993                                    

4. Place of birth: Son Thuy- Huong Son- Ha Tinh

5. Decision of student recognition No.: 4295/2016/QĐ-XHNV-SĐH of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                              

7. Official thesis title: Evaluation of the effectiveness of depressive intervention

8. Major:  Clinical Psychology                                                Code: Pilot

9. Supervisors: Dr. Nguyen Ba Dat

10. Summary of the theses results:

Depression is a form of mental disorder with typical symptoms such as depression, decreased enjoyment in life, and fatigue in the patient. Nowadays, depressive disorder is  on the rise in children and adolescents, causing difficulties for children in learning, socializing, playing, entertaining and caring for themselves. Through a the study method in clinical psychology case, the thesis has evaluated, diagnosed, shaped the case and interfered psychologically with a teenager now living in a social protection institution in Hanoi. The result showed that adolescents with moderate depression has some typical symptoms such as being sa, anxious when divided into emotions, having difficulties in thinking, tending to do some aggressive behaviours. Factors related to depression in adolescents with special circumstances living in social protection facilities are the separation of the relationship with the foster mother and the conflict with the caregiver. Interventions showed that the combination of behavioural activated activation therapy in depressive intervention, psychological counselling and yoga initially results in certain outcomes. The evaluation after eight psychological interventions also showed that the teenage has improved in their relationships with others, reduced symptoms of depression, and been more adaptable to their daily life.

11. Practical applicability:

            With the results from the assessment, diagnosis with a case of a depressed teenager showed that the combination of behavioural activated therapies and yoga is an effective intervention which reduce the symptoms of depression, improve social relationships, and enhance  ability to adapt to daily life. Behavioural activated therapy and yoga are well-defined, easy-to-implement procedures. Therefore, the applicability of these therapies in the prevention and intervention of adolescent depression is very high

12. Further research directions, if any: None

13. Thesis-related publications: None                       

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây