TTLV: Thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011

Thứ tư - 05/12/2018 20:57

1. Họ và tên học viên: Lương Thị Thảo                              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 21/07/1993

4. Nơi sinh: Nam Sách, Hải Dương

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 3683/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian bảo vệ luận văn

7. Tên đề tài luận văn: “Thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011”.

8. Chuyên ngành: Châu Á học;                                          Mã số: 60 31 06 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.Võ Minh Vũ, Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Thảm họa kép tháng 3 năm 2011 tại khu vực Đông Bắc Nhật Bản với tính chất phức hợp cả thảm họa tự nhiên và sự cố nhà máy điện hạt nhân đã trở thành mốc biến cố thiệt hại lớn nhất đối với nền kinh tế xã hội Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Đến thời điểm hiện tại trải qua hơn 7 năm sau thảm họa, các khu vực địa phương ảnh hưởng vẫn đang trong giai đoạn hồi phục và phát triển trở lại. Để quá trình phục hưng sau thảm họa diễn ra trên một nền tảng vững chắc và có hiệu quả - một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tái thiết cộng đồng dân cư.

Vì vậy luận văn với đề tài  “Thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011” hướng tới mục đích: 1) Hiểu được mức độ thiệt hại và những hệ lụy xã hội do thảm họa kép tháng 3 năm 2011 gây ra cho xã hội Nhật Bản nói chung và 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima nói riêng. 2) Đưa ra những đặc trưng riêng của hoạt động tái thiết cộng đồng ứng với từng giai đoạn và loại hình cư trú. Dựa trên kết quả khảo sát ý hướng dân cư hàng năm nắm bắt được tình hình, chuyển biến, những khó khăn của hoạt động động tái thiết cộng đồng trong công cuộc phục hưng. 3) Thông qua tìm hiểu thực trạng tái thiết của một thành phố cụ thể làm sáng tỏ những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tái hình thành cộng đồng dân cư. Hay cụ thể hơn là làm sáng tỏ công cuộc tái thiết cộng đồng trong mối quan hệ chính sách từ chính phủ và chính quyền địa phương.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Việc nghiên cứu về “thảm họa” dưới góc độ khoa học tự nhiên góp phần đưa cảnh báo để có được sự phòng bị tốt nhất, hạn chế tối đa thiệt hại tuy nhiên không thể xỏa bỏ hoàn toàn sự tồn tại của nó. Với bối cảnh sau khi thảm họa xảy ra, những đối sách, yếu tố nào cần thiết để có thể đưa khu vực thiệt hại hồi phục một cách nhanh chóng là yêu cầu cũng là vai trò của nghiên cứu “thảm họa” trên phương diện xã hội. Với đề tài “Thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011”- thông qua việc tìm hiểu những đặc điểm, khó khăn, nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tái hình thành cộng đồng; hiểu được vai trò thiết yếu của liên kết cộng đồng trong công cuộc phục hưng sau thảm họa kép là bài học trong công cuộc ứng phó, vượt qua ảnh hưởng của thảm họa tự nhiên tới đời sống kinh tế xã hội nói riêng và trong quản lý xã hội nói chung. Đặc biệt với một quốc gia phải hứng chịu nhiều thiên tai như Việt Nam, việc tìm hiểu, học hỏi tinh thần ứng phó của người dân Nhật Bản sau thảm họa có ý nghĩa quan trọng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

MASTER’S THESIS INFORMATION

1. Full name: Luong Thi Thao                       2. Sex: Female

3. Date of birth: 21/07/1993         4. Place of birth: Nam Sach, Hai Duong

5. Admission decision number: 3683/QĐ-XHNV, dated Sep 31st, 2015 by Director of VNU, University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process: Yes

7. Official thesis title: “The practice of the Reconstruction of the Northeastern Japanese Community after the Dual Disaster in March, 2011”

8. Major: Asia Studies                                    9. Code: 60 31 06 01

10. Supervisors: Dr.Vo Minh Vu, Lecturer of Japanese Studies, Faculty of Oriental Studies, University of Social Sciences and Humanities.

11. Summary of the findings of the thesis:

The dual disaster in March 2011 in Northeastern Japan with the complex nature of both a natural event and a nuclear power plant accident, has become the biggest catastrophic event for the development of Japan's economy and society since World War II. At the present, after the incident over 7 years, the affected local areas are still in the process of recovery and redevelopment. For the post-disaster’s recovery process to be executed on a solid and effective foundation, reconstructing the community should be prioritized.

The thesis with the title "The practice of the Reconstruction of the Northeastern Japanese Community after the Dual Disaster in March, 2011" aims to: Firstly, clarify the extent of the damages and the consequences of the event to the Japanese society in general and three provinces including Iwate, Miyagi and Fukushima in particular; secondly, identify the specific characteristics of the community reconstruction activities in each stage and type of residence. Based on the findings of the annual population survey, the thesis addresses the situation, changes and difficulties of the community redevelopment in the renaissance; thirdly, through analyzing the real situation of the reconstruction of a particular city, the thesis indicates the factors affecting the re-formation of the society or in other words, clarifies the community reconstruction in the relation between the policies from the Government and the local Authority.

12. Practical applicability, if any:

The study on the disaster under the perspective of natural science contributes to the warning for the best prevention and minimal damages of the event but cannot completely eliminate its existence. In the aftermath of the disaster, finding strategies and needed factors to bring the affected areas back quickly is the requirement as well as the importance of disaster studies in the aspect of the society. With the topic "The practice of the Reconstruction of the Northeastern Japanese Community after the Dual Disaster in March, 2011", through exploring the characteristics, difficulties and factors that affect the society re-forming process, the thesis concludes that understanding the essential role of community link in the recovery after the dual disaster is a valuable lesson in coping with the effects of natural disasters on the society and economy in particular and social management in general. Especially with a country suffering many natural disasters like Vietnam, understanding and learning the spirit of responding to those events of the Japanese people are crucial.

13. Further research directions, if any: No

14. Thesis-related publications: No       

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây