TTLV: European political culture and its impacts on Vietnam

Thứ ba - 06/03/2012 21:41
Thông tin luận văn "European political culture and its impacts on Vietnam" của HVCH Lê Thu Trang, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
Thông tin luận văn "European political culture and its impacts on Vietnam" của HVCH Lê Thu Trang, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế. 1. Họ và tên học viên: Lê Thu Trang 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 28/02/1986 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-KH&SĐH ngày: 24/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: (không) 7. Tên đề tài luận văn: European political culture and its impacts on Vietnam [Luận văn viết bằng tiếng Anh] 8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế. Mã số: 60 31 40 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thế Quế 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Được coi là nền tảng nghiên cứu của ngành nghiên cứu văn hoá chính trị, Châu Âu có những điều kiện đặc thù về tự nhiên, con người, quá trình lịch sử, các hệ tư tưởng chính trị… để hình thành nên một nền văn hoá chính trị riêng và tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm của các học giả tại các khu vực khác trên thế giới. Luận văn đã nêu khái quái những điều kiện và những nét đặc trưng cơ bản nhất của văn hoá chính trị châu Âu bằng những thông tin bao quát đầy đủ cả hai khu vực Tây và Đông Âu, đặc biệt là phác hoạ những nét thay đổi về văn hoá chính trị các quốc gia này trong và sau thời kì xã hội chủ nghĩa. Nỗ lực cung cấp một bức tranh tổng thể về nền văn hoá chính trị khu vực này cũng như lí giải sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam, luận văn đã phân tích một số đặc điểm của văn hoá chính trị Pháp và Liên Xô không chỉ là hai đặc trưng văn hoá chính trị nổi bật và khác biệt trên toàn thế giới mà còn góp phần tạo nên nền văn hoá chính trị Việt Nam hiện đại và đa dạng. Sau cùng, luận văn đã khái quát tương đối đầy đủ về văn hoá chính trị Việt Nam từ khi mới hình thành cũng như trải qua từng giai đoạn phát triển. Không áp dụng phương pháp liệt kê hay so sánh, chương ba phân tích những tác động của văn hoá chính trị châu Âu với văn hoá chính trị Việt Nam từ những phân tích về chính nền văn hoá chính trị Việt Nam với tư cách là chủ thể chính. Bằng phương pháp này, công trình nghiên cứu hi vọng cung cấp được cái nhìn mới mẻ và khách quan hơn không chỉ về vai trò của văn hoá chính trị các nước Tây Âu mà còn làm nổi bật tính cách văn hoá chính trị Việt Nam khi được đặt trong bối cảnh giao thoa với các quốc gia phương Tây, đến từ một nền văn hoá xa lạ. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Văn hoá chính trị là khái niệm mới mẻ tại Việt Nam, vì thế ý nghĩa đầu tiên của đề tài là nguồn tư liệu tra cứu tổng thể trong đó cung cấp cái nhìn khái quát, tổng thể, quá trình hình thành, diễn tiến của văn hoá chính trị thế giới, trong đó đặc biệt chú trọng đến văn hoá chính trị châu Âu. Hiểu về văn hoá chính trị châu Âu là một trong những nền tảng quan trọng trong việc thiết lập và phát triển mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam với khu vực này, do đó đề tài hi vọng sẽ phác thảo một bức tranh tổng thể về văn hoá chính trị châu Âu. Với mục tiêu đó, đề tài là một tư liệu tham khảo quan trọng cho những người đã và đang học tập, làm việc trong lĩnh vực quan hệ quốc tế. Đề tài là bước nghiên cứu đầu tiên về văn hoá chính trị Việt Nam và những tác động tới quá trình hình thành và phát triển văn hoá chính trị Việt Nam cũng như tìm kiếm, tổng hợp cũng như khái quát những đặc điểm của văn hoá chính trị Việt Nam. Đề tài cũng chú trọng tới các bộ phận của văn hoá chính trị Việt Nam: văn hoá chính trị truyền thống và văn hoá chính trị hiện đại. Vì vậy, đề tài cũng là một tư liệu tham khảo hữu ích góp phần vào quá trình nghiên cứu văn hoá chính trị Việt Nam nói chung và so sánh cũng như tìm hiểu sự tác động của văn hoá chính trị châu Âu tới văn hoá chính trị dân tộc nói riêng. Thông qua việc nghiên cứu sâu về văn hoá chính trị sẽ có cái nhìn khoa học hơn về hệ thống chính trị và các thành tố của nó. Đồng thời, có sự nhìn nhận về mức độ hợp lí, bất hợp lí trong hệ thống chính trị mà đưa ra những thay đổi cần thiết. Hơn nữa, có thể lí giải về thái độ chính trị của người dân châu Âu và Việt Nam, qua đó có chính sách, đường lối để đảm bảo dân chủ, công bằng hơn nữa và cung cấp một luận cứ khoa học cho công cuộc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (không) 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: (không)

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Thu Trang 2. Sex: Female 3. Date of birth: 28/02/1986 4. Place of birth: Hanoi 5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-KH&SĐH Dated 24/10/2008 6. Changes in academic process: n/a 7. Official thesis title: European political culture and its impacts on Vietnam 8. Major: International relations 9. Code: 60 31 40 10. Supervisors: Dr. Le The Que 11. Summary of the findings of the thesis: As a foundation of studies on political culture, Europe has special conditions of nature, people, history, political ideologies, etc. to form its political culture and make a great effect on the views of scholars in the rest of the world. The thesis generally introduces the basic conditions and features of European political culture with full information covering both Western and Eastern Europe, particularly their changes in political culture during and after the socialist era. As to provide an overall picture of the political culture of this area and explain its strong influence on other countries in the world, especially Vietnam, the thesis analyzes a number of characteristics of political culture of France and the Soviet Union as the two prominent political cultures helping building the modern Vietnamese political culture. What is more, the thesis provides a relatively complete overview of Vietnam political culture from its formation to each stage of development. No listing or comparison, this chapter analyzes the impacts of European political culture on Vietnam by observing Vietnamese political culture in Vietnam as the main object. Accordingly, the study is expected to supply new and more objective look on the role of European political culture and highlight the personalities of Vietnamese political culture in the context of interference with other Western nations from a strange culture. 12. Practical applicability, if any: Political culture is a new concept in Vietnam so that this study is expected to be a comprehensive reference providing a general overview, formation process and progression of political culture in the world, especially European political culture. Understanding the European political culture is a good lesson for Vietnam to establish and develop its foreign relations with Europe so that the study would like to bring about an overall picture of European political culture. It is expected to be an important reference for those who have been studying and working in international relations. Besides, it is one of the new researches on Vietnamese political culture and external impacts on its formation and development as well as its general characteristics. This study will also focus on the components of Vietnamese political culture: traditional political culture and modern political culture. It serves as a useful reference to the study of Vietnamese political culture in general and the impacts of European political culture on national political culture in particular. Studying political culture in detail will have a more scientific perspective on political system and its components and a better look on the rationalities or irrationalities of political system to propose necessary changes. Moreover, explaining the political attitudes of people in Europe and Vietnam will help evaluate whether policies are democratic and equitable, and provide a scientific foundation for the reformation of the political system in Vietnam. 13. Further research directions, if any: (n/a) 14. Thesis-related publications: (n/a)

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây