TTLV: Nhận thức của học sinh về vấn đề bạo lực học đường

Thứ năm - 01/03/2012 02:52
Thông tin luận văn "Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường" của HVCH Nguyễn Thị Thuỳ Dung, chuyên ngành Tâm lí học.
Thông tin luận văn "Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường" của HVCH Nguyễn Thị Thuỳ Dung, chuyên ngành Tâm lí học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dung 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 07/02/1986 4. Nơi sinh: Nghệ An 5. Quyết định công nhận học viên số 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có 7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường 8. Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 60 31 80 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Thị Mai Hương 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Khái quát quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn về Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về Bạo lực học đường, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Về nghiên cứu lí luận: + Luận văn xây dựng được hệ thống khái niệm công cụ của đề tài: Nhận thức; Bạo lực; Bạo lực học đường; Các hình thức, nguyên nhân, hậu quả, cách phòng tránh bạo lực học đường; Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT… + Luận văn chỉ ra được Nhận thức của học sinh THPT về Bạo lực học đường được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố xã hội khác. Các yếu tố đó bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan, trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, chú trọng đến tác động của nhận thức đến thái độ và tâm thế hành vi. - Về nghiên cứu thực tiễn: + Mặc dù hầu hết học sinh đều biết đến bạo lực học đường, đều nhận thức được sự tồn tại của bạo lực học đường trong thực tế nhưng phần lớn học sinh vẫn chưa hiểu đúng bản chất của bạo lực học đường. Qua đó khẳng định việc xây dựng cơ sở lí luận về cách phòng tránh Bạo lực học đường cho học sinh THPT chuẩn xác và phù hợp với thực tiễn. + Phần lớn học sinh đã nhận biết được các nguyên nhân, ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực học đường, tuy nhiên, chủ yếu học sinh mới chỉ nhận biết được các tác động tức thời. Tức là những ảnh hưởng trực tiếp của hành vi bạo lực lên nạn nhân của hành vi đó. Còn những tác động gián tiếp nhưng lại mang tính hậu quả nghiêm trọng, lâu dài hơn, đó là những tác động tiêu cực đến những học sinh khác và đến xã hội thì lại chưa được nhiều học sinh đánh giá cao. + Học sinh chưa có thái độ nhất quán để định hình hành vi cho bản thân trước những hành vi bạo lực. Nhiều học sinh còn tỏ ra thờ ơ với các hành vi bạo lực. Nhiều học sinh đã định hình cho mình những thái độ và hành vi cần xây dựng, nhưng vẫn chưa hoàn toàn dám đứng ra giải quyêt vấn đề một cách trực tiếp hay chưa dám tố cáo hành vi bạo lực và tuyên truyền cho những người xung quanh hiểu về vấn đề này. + Các môi trường xã hội hoá ở địa bàn nghiên cứu chưa thực hiện được vai trò xã hội hoá của mình trong việc giáo dục, tuyên truyền và tăng cường nhận thức cho học sinh về vấn đề bạo lực học đường. Đặc biệt là môi trường gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên chưa phát huy lợi thế của mình trong việc giáo dục học sinh. Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã chứng minh giả thuyết mà chúng tôi đã nêu ra từ đầu là đúng đắn. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nhận thức tốt về Bạo lực học đường có vai trò quan trọng đối với việc phát triên và hoàn thiện nhân cách học sinh. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài giúp học sinh nâng cao nhận thức về bạo lực học đường cũng như trang bị những kiến thức để phòng tránh bạo lực học đường, góp phần làm cho môi trường sư phạm của trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh- Nghệ An) lành mạnh và an toàn hơn. Không những vậy, kết quả của luận văn còn có thể áp dụng cho các trường THPT nói chung trên địa bàn để giúp ngăn ngừa thực trạng bạo lực học đường hiện nay trong học sinh. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục nghiên cứu theo các định hướng sau: - Mở rộng nghiên cứu trên phạm vi toàn thành phố . - Nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa nhận thức với thái độ và hành vi của chủ thể gây ra bạo lực học đường. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thi Thuy Dung 2. Sex: Female 3. Date of birth: 07/02/1986 4. Place of birth: Nghe An 5. Admission decision number: 1528/QĐ- XHNV- KH&SĐH, Dated: 14/10/2009 6. Changes in academic process: Nothing change 7. Official thesis title: Perceptions of students at high school Nguyen Truong (Vinh, Nghe An province) about school violence 8. Major: Psychology 9. Code: 60 31 80 10. Supervisors: Asso.prof. Dr. Phan Thị Mai Huong 11. Summary of the findings of the thesis: General process of theoretical research and practical awareness of the high school student Nguyen Truong (Vinh city, Nghe An province) on school violence , we propose some preliminary following conclusions: - About theoretical research + Thesis system developed conceptual tools of project: Awareness; Violence; school violence; The forms, causes, consequences and how to prevent school violence; age physiological characteristics age high school students, ect… + Thesis indicates the awareness of high school students on school violence are placed in dialectical relationship with other social factors. Such factors include subjective factors and objective, directly and indirectly. In particular, focus on the impact of cognitive and mental attitude that behavior. - About research practice: + Although most students are aware of school violence, are aware of the existence of school violence in practice, but most students still do not understand the nature of school violence. Thereby confirming the theoretical construction of how to prevent violence in schools for pupils with accurate and consistent practice. + The majority of students were aware of the causes and negative effects of school violence, however, mainly students recognize only the immediate impact. That is the direct effect of violence on victims of such acts. But the indirect effect consequential but serious, longer term, there are negative impacts to other students and to society, many students have not yet been rated. + Students do not have a consistent attitude to shape behavior for themselves before the violence. Many students also expressed indifference to the violence. Many students have shaped their attitudes and behaviors necessary to build, but has not dared to stand completely resolve the problem directly, or not dare to denounce violence and promote others round out this issue. + The social environment in areas of research have not made the role his socialization in the education, advocacy and awareness for students about school violence issues. Especially the home environment, schools, youth groups not to promote its advantages in the education of students. In short,The result of the research has proven the theory that we have stated from the beginning is right. 12. Practical applicability, if any: Well aware of school violence have an important role for the development and completion of a student. Therefore, the results of research topics to help students raise awareness about school violence as well as equipped with the knowledge to prevent school violence, contributing to the environment of high school teacher Nguyen Truong To (Vinh city, Nghe An province) healthy and safe. Furthermore, the results of the thesis may also apply to the general high schools in the area to help prevent school violence situation now in the students. 13. Further research directions, if any: In future research we continue to follow the following directions: - Expand research throughout the city. - Further research on the relationship between cognitive and behavioral attitudes of the subject causes school violence. 14. Thesis-related publications: No result

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây