TTLV: Biện chứng giữa kinh tế và chính trị và sự vận dụng vào Việt Nam

Thứ hai - 05/03/2012 04:22
Thông tin luận văn "Biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của HVCH Lê Thị Tâm Hiếu, chuyên ngành Triết học.
Thông tin luận văn "Biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của HVCH Lê Thị Tâm Hiếu, chuyên ngành Triết học. 1. Họ và tên học viên: Lê Thị Tâm Hiếu 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 6/7/1984 4. Nơi sinh: Xã Hoằng Quang - huyện Hoằng Hoá - tỉnh Thanh Hoá 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008 Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 8. Chuyên ngành: Triết học Mã số: 602280 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Ngọc Thành, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc Gia Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có hai chương. Trong chương 1, luận văn đã nêu bật mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị thông qua việc phân tích các đường lối chính sách của V.I. Lênin trong chính sách kinh tế mới. Từ đó, luận văn làm nổi bật nguyên lí: chính trị là sự tập trung của kinh tế và chính trị không thể không giữ vị trí hàng đầu so với kinh tế của V.I. Lênin. Trong chương này, luận văn cũng đi vào lí giải các khái niệm và chỉ ra tính tất yếu xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam để làm tiền đề giải quyết các vấn đề trong chương 2. Trong chương 2, trước khi đi vào xem xét sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị của Lênin vào xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam như thế nào, luận văn đi vào tìm hiểu những điểm tương đồng và sự khác biệt của nước Nga Xô viết khi thực hiện NEP và Việt Nam trong thời kì đổi mới. Từ đó, khẳng định, dù thời gian đã cách xa nhưng những giá trị trong chính sách kinh tế mới vẫn còn nguyên giá trị, nhất là với Việt Nam. Tiếp theo, luận văn đi vào phân tích một số nội dung cơ bản thể hiện sự vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của Lênin ở Việt Nam. Cuối cùng, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Sau khi được bảo vệ, luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các ngành thuộc khoa học Mác- Lênin và các chính sách kinh tế, chính trị ở nước ta trong thời kì quá độ lên CNXH. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Biểu hiện mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong việc xây dựng lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất. Biểu hiện mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng… 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: LE THI TAM HIEU 2. Sex: female 3. Date of birth: 6/7/1984 4. Place of birth: Thanh Hoa 5. Admission decision number: 1355/2008. Dated 24/10/ 2008 6. Changes in academic process: none 7. Official thesis title: The dialectical relationship between economy and politics in V.I. Lenin’s new economic policy and apply it on building the market economy in Vietnam to day. 8. Major: philosophy 9. Code: 602280 10. Supervisors: Associate Professor, Ph.D Nguyen Ngoc Thanh; Lecturer in Faculty of philosophy, University of Social sciences and Humanities- Hanoi National University. 11. Summary of the findings of the thesis: Besides the opening and the conclusion, there are 2 chapters in the thesis. In the first chapter, the thesis points up the dialectical relationship between economy and politics by analysing the Lenin’s policies in NEP. From that point, the thesis asserts the sound principle that politics is the concentrated expression of economy and politics can not but keep the leading position in comparison with economy. In this chapter, the thesis also analyses the concepts and points out the indispensability of building the market economy in Vietnam to make the premise to solve the problems in the second chapter. In the second chapter, before analysing how Vietnam has applied the dialectical relationship between economy and politics in NEP, the thesis studies the similarities and differences between Soviet Union and Vietnam when Soviet Union used NEP and Vietnam has applied it on the Doi moi period. The thesis asserts that time hasn’t made NEP decreased its values, especially in Vietnam. Next, the thesis analyses some basic contents that express the application of Vietnam. Finally, the thesis proposes several specific solutions to apply better the dialectical relationship between economy and politics on building the market economy in Vietnam. 12. Practical applicability, if any: the result of the thesis can be used as a reference for research, teaching and study of Mark- Lenin’s philosophy and the economic and political policies in the period of transition to socialism in Vietnam. 13. Further research directions, if any: The expression of the relationship between economy and politics on building productive forces and relations of production in Vietnam. The expression of the relationship between economy and politics on building infrastructure and superstructure in Vietnam. 14. Thesis-related publications: none

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây