TTLV: Vấn đề tha hoá lao động trong tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844"

Chủ nhật - 04/03/2012 11:35
Thông tin luận văn "Vấn đề tha hoá lao động trong tác phẩm 'Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844'" của HVCH Trương Thị Kim Oanh, chuyên ngành Triết học Mác - Lê Nin.
Thông tin luận văn "Vấn đề tha hoá lao động trong tác phẩm 'Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844'" của HVCH Trương Thị Kim Oanh, chuyên ngành Triết học Mác - Lê Nin. Họ và tên học viên: Trương Thị Kim Oanh Giới tính: Nữ Ngày sinh: 23 tháng 8 năm 1983 Nơi sinh: Lam Sơn - Thanh Miện - Hải Dương Quyết định công nhận học viên số 2551/2007/ QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 2/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội + Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Trong quá trình đào tạo tại khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, do điều kiện sức khoẻ nên tôi có làm đơn xin hoãn bảo vệ luận văn Thạc sĩ đến tháng 12 năm 2011. + Tên đề tài luận văn: Vấn đề tha hoá lao động trong tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844" Chuyên ngành: Triết học Mác - Lê Nin. Mã số: 60.22.80 + Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn thị Thanh Huyền - Giảng viên Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn + Tóm tắt các kết quả của luận văn: Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu quan niệm của C. Mác về tha hoá và tha hoá lao động. Tuy nhiên, mới chỉ có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về quan niệm tha hoá của C. Mác. Còn các công trình nghiên cứu quan niệm của C. Mác về tha hoá lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 chủ yếu mới chỉ dừng ở các bài viết. Luận văn Quan niệm của C.Mác về tha hoá lao động trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” đi sâu nghiên cứu hệ thống quan niệm của C. Mác về tha hoá lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 góp phần khẳng định giá trị của học thuyết Mác trong thời đại ngày nay, đồng thời góp thêm một ý kiến về lí luận tha hoá lao động của C. Mác cũng như ý nghĩa hiện thời của nó. Cụ thể là làm rõ cơ sở thực tiễn và lí luận cho sự ra đời quan niệm của C. Mác về tha hoá lao động; phân tích quan niệm của C. Mác về biểu hiện, nguyên nhân và con đường khắc phục tha hoá lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844; từ đó bước đầu chỉ ra ý nghĩa của quan niệm đó đối với nhận thức tha hoá lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Từ lí luận tha hoá lao động của C. Mác có thể khẳng định hiện tượng tha hoá lao động ở nước ta là có thực. Hiện tượng đó biểu hiện ở chỗ, trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, do vậy vẫn tồn tại hiện tượng bóc lột và bất bình đẳng ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng tha hoá lao động ở nước ta không phải là phổ biến mà có tính đặc thù trong thời kì quá độ. Chúng ta tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội mà Việt Nam đang xây dựng, một xã hội hướng đến xoá bỏ mọi hiện tượng tha hoá con người vì sự phát triển toàn diện của con người.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

+ Full name of student: Truong thi Kim Oanh Gender: Female Date of Birth: August 23, 1983 Place of birth: Lam Son - Thanh Mien - Hai Duong Deciding to recognize students’ number 2551/2007/ QĐ-XHNV-KH&SĐH Date 2 month 11 year 2007 from Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University + Changes in the training process: The process of training in the Faculty of Philosophy, University of Social Sciences & Humanities, the reason for mi health condition I have applied for the postponement of Master thesis to December, 2011. + Title of dissertation: The labor recession in his work philosophy economic draft in 1844 + Major: Philosophy Marxism - Leninism. Code: 602280 + Science Instructor: Dr. Nguyen thi Thanh Huyen - Lecturer in Faculty of Philosophy, University of Social Sciences & Humanities + A summary of the results of the thesis: Nowadays there are many studies of the concept C. Marx on the recession and labor recession. However, there is only very few intensive and systematic researching work and conception of labor recession of Karl Marx. In the study of the concept C. Marx on the labor recession in his work “philosophy economic draft” in 1844, mainly wrote on the paper. Thesis on Marx's concept of labor recession in his work " philosophy economic draft” in 1844, studied in depth the concept of system C. Marx on the labor recession in his work “philosophy economic draft” in 1844 that confirmed the value contribution of Marx’s theory in this generation, and contributed an opinion on the labor theory of recession C . Marx, as well as its current meaning. Specifically clarifying factual and conceptual basis for the introduction of the concept C. Marx on the labor recession; analyzing of the concept C. Mark about the expression, cause and fixing road for recession in his work “philosophy economic draft” in 1844 and from that initially pointed out that the meaning of the concept of realizing labor recession in condition of market economy in Vietnam today. Theory of labor recession of C. Marx could confirm labor recession in our country is real. Labor recession express in the economic development of multiple elements in our country today that remains the private economic sector, foreign investment, thus remains phenomena of exploitation and inequality at a certain level. However, the phenomenon of labor recession in our country is not common. It was characteristic in the transition period. We believe in the good nature of the social system of Vietnam that is building a society oriented to eliminate recession and to development comprehensively of man.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây