TTLV: Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học

Thứ ba - 13/03/2012 05:19
Thông tin luận văn "Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học" của HVCH Hoàng Thị Hoa, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Thông tin luận văn "Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học" của HVCH Hoàng Thị Hoa, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Hoa 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 05/09/1985 4. Nơi sinh: Hải Dương 5.Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học. 8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học. Mã số: 60.22.85 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Tường - Trường Đại học Luật Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Gia đình là tế bào của xã hội, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội; đồng thời cũng là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn con người. Trong gia đình các mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, chồng - vợ và anh, chị, em với nhau là quan hệ ruột thịt chất chứa tình cảm, tình yêu và cả trách nhiệm với nhau; mang đến cho nhau những phút giây hạnh phúc, những khoảng thời gian êm đẹp. Vì lẽ đó, gia đình được coi là thiên đường trong thế giới không tim. Tuy nhiên, ở đâu đó gia đình đã và đang trở thành địa ngục, là nỗi đau, sự đày đoạ cả về thể xác lẫn tinh thần đối với con người bởi những hành vi bạo lực. Cùng với sự phát triển của xã hội theo xu hướng văn minh, công bằng, bình đẳng thì dường như bạo lực gia đình - biểu hiện cao nhất của bất bình đẳng giới cos xu hướng tăng với các hình thức ngày càng đa dạng hơn và mức độ phổ biến hơn. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên trong những năm gần đây, chủ đề “Nói không với bạo lực gia đình” và “Vì một mái ấm không có bạo lực” cùng nhiều chương trình hành động mang tính chất quốc gia nhằm phòng, chống bạo lực gia đình lại được nhắc đến nhiều trong ngày Gia đình Việt Nam. Điều đó, khẳng định rằng bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay đã trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng xã hội cũng như giới nghiên cứu. Xuất phát từ cách nhìn triết học đối với các vấn đề xã hội, chúng tôi chọn vấn đề bạo lực giới trong gia đình ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Với việc xác định được đối tượng nghiên cứu là bạo lực giữa chồng và vợ trong mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau và các nhiệm vụ giải quyết vấn đề đó là: tìm hiểu thực trạng bạo lực giới trong gia đình ở nước ta giai đoạn hiện nay, qua đó đánh giá, phân tích hậu quả, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm phòng, chống bạo lực giới và xây dựng quan hệ bình đẳng giới trong gia đình. Dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác – Lênin trong quá trình nghiên cứu đã kết hợp chặt chẽ hai phương pháp lôgíc và lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài đặt ra theo kết cấu 2 chương 5 tiết, luận văn đã đạt được mục đích nghiên cứu là đánh giá một cách khái quát nhất về thực trạng bạo lực của giới trong gia đình ở nước ta hiện nay, đặc biệt điểm mới của luận văn là tìm hiểu thực trạng bạo lực của vợ đối với chồng góp phần tạo nên sự toàn diện trong nghiên cứu bạo lực gia đình; đã phân tích chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực giới đối với sự phát triển cá nhân, gia đình và xã hội; đồng thời luận văn đã đi sâu phân tích nguyên nhân, chỉ ra bản chất sâu xa của bạo lực giới trong gia đình đó chính là quan niệm bất bình đẳng giới, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm phòng chống bạo lực gia đình và xây dựng quan hệ bình đẳng giới trong gia đình. Với kết quả luận văn đạt được góp phần làm phong phú thêm lí luận của các ngành khoa học xã hội - nhân văn nói chung, đặc biệt là kết quả nghiên cứu bạo lực của vợ đối với chồng đã làm cho ghiên cứu bạo lực giới gia đình trở nên toàn diện và đa chiều hơn; đồng thời nâng cao nhận thức của mỗi con người trong xã hội nói riêng để tự phòng tránh các hành vi bạo lực các hành vi bạo lực giới nhằm xây dựng gia đình và xã hội bền vững tiến vào thế kỉ mới. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Sau khi hoàn thành, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu học tập và tham khảo cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn; đồng thời cũng có thể sử dụng làm tài liệu tuyên truyền của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về bình đẳng giới. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Hoang Thi Hoa 2. Sex: Female 3. Date of birth: 05/09/1985 4. Place of birth:Hai Duong 5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐ. Dated 24/10/2008 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Violence in the family is now looking at Viet Nam from the perspective of Philosophy. 8. Major: Scientific Socialism. 9. Code: 60.22.85. 10. Supervisors: Dr. Nguyen Manh Tuong, Ha noi Law University. 11. Summary of the findings of the thesis: The family is the cell of society, is the epitome of society; is also the first cradle nurturing personality and soul. The family ties between parent – child, husband – and his wife and sisters to each other as blood relations contained emotion, love and responsibility with each other, giving each other the second minute happy, the smooth time. Therefore, the family has been regarded as a haven in the world without heart. But today where the family has become a hell, the pain, the damnation both plysicall and mentally to people by acts of violence – the highest expression of gender inequality tends to increase with increasing multi – from types and higher lenels of popularity. So it is no accident in recent years, the theme “ Say no to violence” and “ For a home without violence” and much more dynamic nature of the country to prevent violence in our country has become a major concern of society as well as academia. Starting from the philosophycal perspective of social problem, we chosse the gender – based violence issues in Viet Nam is now home to research Master’s dissertation. With the indentification of reseach subjects is violence between husband and wives in two – way relationship, interacting with each other and set out the task, namely: find out the status of family violence in our coutry the current period, which assessment, consequence analysis, the cause of it; and propose some solutions propose measures to prevent and combat violence and build relations of gender equality in the family. Based on world outlook and methodology Marxist philosophy in the course of study incorporates both logical and historical methods to solve the tasks of the project structure set out in detail in two chapters, five more; thesis has achieved the purpose of research is to evaluate the most general way about the state of family violence in our coutry today, especially the new point of thesis is to understand the real situation of violence against his wife husband contributed to the comprehensive study of domestic violence; analyzes point out the serious consequences of violence for personal development, family and social thesis and went deeper into the causes and nature of violence deep in family that is the concept of gender inequality; on that basis propose some solutions to prevent and combat domestic violence and relationship building gender equality in the family. Thesis results achieved contribute to enrich the logic of social sciences and humanities in general, particularly contributing to raising awareness of everyone in society in particular to prevent acts of self – violence in order to build family and social sustainability into the new century. 12. Practical applicability, if any: After completing the thesis can be used as learning materials and reference for students of universities, colleges and secondary vocational schools of socical sciences and humanities at the same time also be used as propagating material of organizations – political and social organizations and foreign governments on gender equality. 13. Further research directions, if any: N/A 14. Thesis-related publications: N/A

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây