TTLV: Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội trong phong trào chấn hưng Phật giáo Nam bộ Việt Nam

Thứ tư - 22/11/2023 05:21
1. Họ và tên học viên: VÕ VĂN THẠCH     2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20/08/1985                             4. Nơi sinh: Khánh Hòa
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ/XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội trong phong trào chấn hưng Phật giáo Nam bộ Việt Nam”
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học định hướng nghiên cứu         Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Chung - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX với sự ra đời của các tổ chức Phật học trên cả ba miền đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần quan trọng cho sự phục hưng các giá trị truyền thống, đồng thời phát triển hoằng dương Phật pháp ở nước ta.
Đối với phong trào chấn hưng Phật giáo tại Nam Bộ đầu thế kỷ XX, Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội là một tổ chức Phật học được ra đời vào những năm 1934 do Tổ sư Huệ Đăng thành lập, chính thức được công nhận về tổ chức và hoạt động vào năm 1935, Hội đã có nhiều đóng góp tích cực trên các phương diện đạo pháp và dân tộc trong thời kỳ này. Tổ sư Huệ Đăng - người khai sáng Hội với kinh nghiệm từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp, vốn xuất thân là nghĩa sĩ Cần Vương nên cuộc đời xuất gia, hành đạo của Tổ Huệ Đăng mang tinh thần của một tu sĩ Phật giáo yêu nước. Trong khoảng thời gian tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo, Tổ đã thành lập Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội, còn được gọi là Hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông, xuất bản tạp chí Bác Nhã Âm, thành lập các Hội Tịnh độ, mở trường lớp dạy học, trước tác và phiên dịch kinh điển…
Đóng góp nổi bật nhất của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội trong công cuộc chấn hưng Phật giáo là Hội đã đi tiên phong trong dịch thuật diễn Nôm kinh điển và trước tác Sám văn diễn Nôm, xuất bản tạp chí Bác Nhã Âm chuyển tải tinh thần yêu quê hương đất nước, kêu gọi thanh niên đứng dậy đánh đuổi thực dân Pháp, phục hưng văn hóa nước nhà. Cái nổi bật thứ hai của Hội đó chính là đã góp phần làm phong phú kho tàng chữ Quốc ngữ, mà lúc bấy giờ quần chúng nhân dân chưa được tiếp cận nhiều. Và đây cũng là điểm mạnh trong công cuộc hoằng pháp lợi sinh của Tổ Huệ Đăng và Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội.
Sự ra đời phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam và các hội Phật giáo trước 1945 đã thực sự đem lại diện mạo mới, luồng sinh khí mới mang tính tích cực cho đạo Phật Việt Nam lúc bấy giờ. Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền giáo dục Phật giáo Việt Nam, kế thừa mô hình cơ cấu tổ chức của các Hội Phật giáo khác để hình thành mô hình cơ cấu tổ chức thống nhất Giáo hội 1951 và xa hơn là thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam 1981. Tất cả là nhờ vào bài học tinh thần đoàn kết sẽ dẫn đến thành công; biết kế thừa, tiếp biến phiên dịch kinh điển hướng tới mọi tầng lớp nhân dân quần chúng, và cái quan trọng là học thân giáo, khẩu giáo, ý giáo gói gọn trong Giới học, Định học và Tuệ học của các bậc trụ cột thuở xưa làm hình mẫu tu sĩ của Phật giáo thời hiện đại.
Qua đó, chúng ta thấy rằng, dù ở thời đại nào, bối cảnh xã hội ra sao thì Tăng ni, Phật tử, các nhà tri thức đương thời vẫn luôn trăn trở về sự thịnh suy của đạo pháp - dân tộc và ý thức sâu sắc sự tồn vong của một tôn giáo "hộ quốc an dân" qua bao thăng trầm của lịch sử. Chấn hưng Phật giáo vẫn là bài học cho Phật giáo thời hiện đại và cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với sự đổi mới và phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể vận dụng trong hoằng pháp, giáo trình cho các trường Phật học, giảng dạy cho Phật tử và thanh thiếu niên khi tham gia khóa tu mùa hè.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
   
 
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Vo Van Thach                        2. Sex: Male
3. Date of birth: 20/08/1985                          4. Place of  birth: Khanh Hoa
5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ-XHNV, Dated: 28/12/2021
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Thien Thai Zen Sect Lien Huu Association in the movement to revive Buddhism in Southern Vietnam.
8. Major: Religious                                                        9. Code: 8229009.01
10. Supervisors: Dr. Vu Van Chung - University of Social Sciences and Humanities
11. Summary of the findings of the thesis:
The movement to revive Vietnamese Buddhism in the early 20th century with the establishment of Buddhist organizations in all three regions had many positive activities, making an important contribution to the revival of traditional values, while developing promote Buddhism in our country.
For the Buddhist revival movement in the South in the early 20th century, Thien Thai Zen Sect Tong Lien Huu Hoi was a Buddhist organization founded in 1934 by Patriarch Hue Dang and officially recognized. Regarding organization and activities in 1935, the Association made many positive contributions in the aspects of Dharma and nationalism during this period. Patriarch Hue Dang – the founder of the Association with experience participating in the Can Vuong movement against the French, was originally a Can Vuong martyr, so Patriarch Hue Dang’s monastic life and religious practice have the spirit of a Buddhist monk patriotic religion. During his time participating in the Buddhist revival movement, the Patriarch founded the Thien Thai Zen Sect Lien Huu Hoi, also known as the Thien Thai Zen Sect Association, published the magazine Bac Nha Am, and established Pure Land Associations degrees, opening schools and classes to teach, write and translate classics …..
The most outstanding contribution of the Thien Thai Zen Sect Lien Huu Association in the cause of revitalizing Buddhism is that the Association pioneered the translation of Nom classics and the work Sam Sami Nom literature, publishing the magazine Bac Nha Am transcribed conveying the spirit of love for the homeland, calling on young people to stand up to expel the French colonialists and revive the country’s culture. The second highlight of the Association is that it contributed to enriching the national language treasure, which at that time the masses did not have much access to. And this is also the strong point in the work of propagating the Dharma for the benefit of Patriarch Hue Dang and the Thien Thai Zen Sect Lien Huu Association.
 The birth of the movement to revive Vietnamese Buddhism and the Buddhist Associations before 1945 really brought a new look and a new positive vitality to Vietnamese Buddhism at that time. Thien Thai Zen Sect Lien Huu Association has made extremely important contributions in building Vietnamese Buddhist education, inherited the organizational structure model of other Buddhist Associations to from the unified organizational structure model of the Church in 1951 and further established the Vietnam Buddhist Sangha in 1981. All thanks to the lesson The spirit of solidarity will lead to success; know how to inherit, adapt and translate the scriptures towards all classes of people, and the important thing is to study the physical, oral and spiritual teachings encapsulated in Precepts, Concentration and Wisdom of the pillars. In ancient times, he was a model of modern - day Buddhist monks. Thereby, we see that no matter what era or social context, monks, nuns, Buddhists, and contemporary intellectuals always return to the rise and fall of Dharma – nation and deep consciousness. the survival of a religion that “protects the country and protects the people” through many ups and downs of history. Reviving Buddhism is still a lesson for modern Buddhism and is also an urgent requirement for the innovation and development of Vietnamese Buddhism today.
12. Practical applicability, if any: It can be applied in propagating the Dharma, developing curricula for Buddhist schools, and teaching Buddhist practitioners and youth during summer retreats.
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications: None

 

Tác giả: VNU Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây