1. Họ và tên học viên: Bouathai ZAYALEK.
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 13 /03 /1986.
4. Nơi sinh: tỉnh Attapeu, CHDCND, Lào
5. Quyết định công nhận học viên số: 3453/QĐ-XHNV Ngày 16 tháng11 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn: “LỄ HỘI BUNPIMAY CỦA NGƯỜI LÀO Ở HÀ NỘI, VIỆT NAM”.
8. Chuyên ngành: Nhân học ; Mã số: 8310302.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Vũ Hoàng, Khoa Nhân học, Trường đại học khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Các kết quả chính của luận văn bao gồm:
Lễ hội Bunpimay cũng như những lễ hội truyền thống khác ở Lào đều có những giá trị rất to lớn đối với cộng đồng. Những giá trị đó được hình thành và kết tinh từ việc gìn giữ và tổ chức lễ hội, cho thấy tầm quan trọng của lễ hội trong đời sống tinh thần của người dân Lào.
Lễ hội Bunpimay là lễ hội hướng về cội nguồn lịch sử của nhân dân các bộ tộc Lào. Cũng giống như những lễ hội truyền thống khác, nhân dân Lào tổ chức lễ hội Bunpimay để cầu may mắn , bình yên cho cả năm. Mặt khác còn là nghi thức để hướng về nguồn cội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của nhân dân các bộ tộc Lào. Lễ hội Bunpimay còn là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc.
Lễ hội Bunpimay mang giá trị cố kết và biểu dương sự đoàn kết của cộng đồng và tổ chức bởi cộng động người dân các bộ tộc Lào. Cộng đồng này đựợc liên kết với nhau trên nền tảng địa lý toàn đất nước Lào gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế, cũng như gắn kết chung trên nền tảng tôn giáo, tín ngưỡng phật giáo chung. Do đó, việc tổ chức lễ hội cũng đóng góp phần quan trọng tạo nên sự cộng hưởng và kêu gọi sự đoàn kết của mọi người trong cộng đồng. Từ sợi dây liên kết trên nền tảng kinh tế, tín ngưỡng… thì mục đích tổ chức lễ hội là cái đích để cộng đồng cùng hướng tới, đó không chỉ là nơi vui chơi, trò chuyện với nhau về một năm một vụ mùa vất vả đã qua mà còn là nơi linh thiêng để bố cáo với các vị thần linh, tổ tiên về kết quả vụ mùa, là những bài học chân thực mà gần gũi nhất giáo dục cho con cháu về lòng biết ơn và sự trân trọng giữa các thế hệ đi trước. Tất cả tạo thành mối liên kết bền chặt giữa mỗi cá thể trong cộng đồng, củng cố và khơi gợi sức mạnh đoàn kết của cộng đồng.
Những năm gần đây, các lễ hội truyền thống có xu hướng biến đổi trong đó có lễ hội Bunpimay của cộng đồng sinh viên Lào tại Hà Nội. Các lễ hội hiện nay làm nảy sinh nhiều hiện tượng phức tạp, đòi hỏi phải nhìn nhận lại công tác quản lý và đặt ra yêu cầu về quản lý, xây dựng quy tắc ứng xử trong lễ hội cho phù hợp với bối cảnh mới. Tuy nhiên lễ hội Bunpimay của cộng đồng sinh viên Lào tại Hà Nội đã luôn giữ được nét đẹp truyền thống quí báu của dân tộc Lào, tạo sự gắn kết và là động lực cho các bạn sinh viên Lào học tập đạt kết quả tốt nhất, mặt khác còn là cầu nối văn hóa đối với đất nước Lào đến với bạn bè quốc tế. Lễ hội Bunpimay tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trong những năm qua, nhà trường luôn chú trọng đến quan hệ hợp tác, hữu nghị với các địa phương Lào; luôn hỗ trợ giúp các bạn sinh viên Lào phát triển trên nhiều lĩnh vực văn hóa xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trong không khi đón chào tết cổ truyền Bunpimay của lưu học sinh Lào ở các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng long trọng tổ chức lễ hội trong không khí ấm áp, vui tươi, mọi người được đắm mình trong điệu múa Lăm vông, được tham gia nghi thức té nước và cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống đặc trưng của Lào. Qua luận văn, tác giả đã khái quát mô tả được những nét đặc chưng của lễ hội Lễ hội Bun Pi May tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Qua Lễ hội tác giả cũng khái quát được những tâm tư nguyện vọng của các bạn lưu học sinh Lào khi sống và học tập tại Hà Nội.
Lễ hội Bunpimay của lưu học sinh Lào ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hàng năm luôn diễn ra trang trọng, đầm ấm với chương trình văn nghệ chào mừng; các nghi lễ phong tục truyền thống của tết Bunpimay như: tục té nước, lễ buộc chỉ cổ tay... để cầu chúc một năm mới sức khỏe, hạnh phúc và mọi điều may mắn. Buổi lễ đã giúp các sinh viên Lào đón một cái Tết xa quê thật ấm cúng và ý nghĩa.
Chương trình chào mừng Tết Bunpimay là hoạt động thường niên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm tạo điều kiện cho các bạn LHS Lào được đón Tết cổ truyền của dân tộc mình tại Trường ĐHKH; để các bạn nguôi đi nỗi nhớ quê hương trong mỗi dịp lễ tết; Đồng thời cũng tạo không khí vui tươi và sôi động góp phần khích lệ tinh thần học tập tốt hơn cho các bạn LHS Lào.
Có thể nói Lễ Hội Bunpimay tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho lưu học sinh, nhằm động viên, khích lệ các em luôn nhớ về truyền thống dân tộc, cảm nhận không khí Tết xa quê mà vẫn đầm ấm, sum họp. Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực nhằm động viên các em lưu học sinh luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành "Công dân toàn cầu ưu tú", góp sức mình dựng xây đất nước Lào tươi đẹp, vun đắp tình hữu nghị đặc biệt của hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân và thanh niên hai nước Việt Nam - Lào, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của cộng đồng các nước ASEAN và quốc và cũng góp phần tăng cường và khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa hai nước Việt Nam và Lào; đồng thời củng cố tình đoàn kết giữa lưu học sinh, sinh viên Lào với học sinh Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đối với đề tài Lễ hội Bunpimay của du học sinh Lào tại Hà Nội, học viên hy vọng kết quả của luận văn này sẽ đóng góp vào sự hiểu biết về việc hình thành và tổ chức lễ hội truyền thống của người Lào tại nước ngoài. Qua đó, góp phần nâng cao tri thức hiểu biết về cộng đồng du học sinh Lào tại Việt Nam nói chung và du học sinh Lào tại Hà Nội nói riêng, góp phần vào việc tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam – Lào. Đồng thời, giới thiệu được những nét truyền thống đặc trưng của đất nước Lào ra thế giới.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu LỄ HỘI BUNPIMAY CỦA NGƯỜI LÀO Ở HÀ NỘI, VIỆT NAM”.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Bouathai ZAYALEK
2. Sex: Male
3. Date of birth: March .13. 1986
4. Place of birth: Attapeu Province, Lao PDR
5. Admission decision number: 3453/QĐ-XHNV, 2022 November 22th, of Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process
7. Official thesis title: Bunpimay Festival of Laos in Hanoi Vietnams
8. Major: Anthropology; Code: 8310302.01
9. Supervisors: Associate Professor. Dr. Nguyen vu Hoang, Department of anthropology, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
10. Summary of the findings of the thesis: Bunpimay Festival, like other traditional festivals in Laos, has great values for the community. Those values are formed and crystallized from preserving and organizing the festival, showing the importance of the festival in the spiritual life of the Lao people.
Bunpimay Festival is a festival that looks back to the historical roots of the Lao ethnic people. Like other traditional festivals, Lao people organize Bunpimay Festival to pray for luck and peace for the whole year. On the other hand, it is also a ritual to look back to the roots with the meaning of bringing coolness, prosperity to all things, warmth, happiness and purifying the lives of the Lao ethnic people. Bunpimay Festival is also an opportunity to nurture and foster national art.
Bunpimay Festival has the value of consolidating and demonstrating the solidarity of the community and is organized by the Lao ethnic community. This community is linked together on the geographical basis of the whole country of Laos, linked by the ownership of resources and economic interests, as well as linked together on the basis of religion and common Buddhist beliefs. Therefore, the organization of festivals also contributes significantly to creating resonance and calling for solidarity among people in the community. From the link on the basis of economy, beliefs... the purpose of organizing festivals is the destination for the community to strive for, it is not only a place to have fun, chat with each other about a year of hard work and harvest, but also a sacred place to announce to the gods and ancestors about the results of the harvest, the most authentic and intimate lessons to educate children about gratitude and respect between previous generations. All of these create a strong bond between each individual in the community, strengthening and evoking the solidarity of the community. In recent years, traditional festivals have tended to change, including the Bunpimay festival of the Lao student community in Hanoi. Current festivals have given rise to many complex phenomena, requiring a review of management work and setting requirements for management, building codes of conduct in festivals to suit the new context. However, the Bunpimay festival of the Lao student community in Hanoi has always preserved the precious traditional beauty of the Lao people, creating cohesion and motivation for Lao students to study to achieve the best results, on the other hand, it is also a cultural bridge for Laos to reach international friends. Bunpimay festival at the University of Social Sciences and Humanities, in recent years, the school has always focused on cooperation and friendship with Lao localities; always supporting Lao students to develop in many socio-cultural fields, training high-quality human resources. In the atmosphere of welcoming the traditional Bunpimay festival of Lao students in schools in Hanoi, the University of Social Sciences and Humanities also solemnly organized the festival in a warm and joyful atmosphere, everyone was immersed in the Lam Vong dance, participated in the water-splashing ceremony and enjoyed traditional Lao dishes together. Through the thesis, the author has summarized and described the characteristics of the Bun Pi May festival at the University of Social Sciences and Humanities. Through the festival, the author also summarized the thoughts and aspirations of Lao students when living and studying in Hanoi.
The Bunpimay festival of Lao students in the University of Social Sciences and Humanities is always solemn and warm every year with a welcoming performance; traditional customs of the Bunpimay festival such as: water-splashing, wrist-tying ceremony... to wish for a new year of health, happiness and all the best. The ceremony helped Lao students celebrate a warm and meaningful New Year away from home.
The Bunpimay Festival is an annual activity of the University of Social Sciences and Humanities to create conditions for Lao students to celebrate their traditional New Year at the University of Social Sciences; to help them forget their homesickness during each holiday; At the same time, it also creates a joyful and exciting atmosphere, contributing to encouraging better learning spirit for Lao students.
It can be said that the Bunpimay Festival at the University of Social Sciences and Humanities has created a joyful and exciting atmosphere for international students, to encourage and motivate them to always remember their national traditions, to feel the warm and reunited atmosphere of the New Year away from home. This is a meaningful activity to encourage international students to always try to overcome all difficulties, constantly strive to study and practice to become "Outstanding Global Citizens", contribute to building a beautiful Laos, fostering the special friendship between the two Parties, two States, people and youth of Vietnam - Laos, contributing to the prosperous development of the ASEAN community and the international community and also contributing to strengthening and affirming the traditional friendship, special solidarity, contributing to tightening the solidarity and close bond between Vietnam and Laos; at the same time, strengthening the solidarity between Lao students and Vietnamese students.
11 Practical applicability: Regarding the topic of Bunpimay Festival of Laotian students studying abroad in Hanoi, the student hopes that the results of this thesis will contribute to the understanding of the formation and organization of traditional festivals of Lao people abroad. Thereby, contributing to improving knowledge and understanding of the Laotian student community in Vietnam in general and Laotian students studying abroad in Hanoi in particular, contributing to strengthening the relationship between Vietnam and Laos. At the same time, introducing the typical traditional features of Laos to the world.
12. Further research directions: Research on the Bunpimay Festival of Laos in Hanoi Vietnams
13. Publications: