1. Họ và tên học viên: HOÀNG THÚY HUYỀN:
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 4/7/1976
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 3732/QĐ-XHNV, ngày 9/12/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: "Ứng dụng E-marketing trong hoạt động Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội”
8. Chuyên ngành: Khoa học Thông tin Thư viện định hướng ứng dụng. Mã số: 8320201.01 (UD)
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thanh Thủy, Khoa Thông tin – Thư viện – Trường Đại học Khoa học và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn chia làm 3 phần:
Chương 1: Chương này thiết lập nền tảng lý thuyết cho e-marketing, từ các khái niệm cơ bản đến vai trò và lợi ích của e-marketing trong hoạt động thư viện. E-marketing được xác định là một công cụ quan trọng giúp thư viện tiếp cận người dùng hiệu quả hơn qua các kênh trực tuyến, như email, mạng xã hội, và website. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động e-marketing của thư viện bao gồm nhận thức của cơ quan quản lý, nguồn ngân sách, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, và tài nguyên thông tin. Ngoài ra, chương này cũng giới thiệu các tiêu chí đánh giá hiệu quả e-marketing, bao gồm mức độ sử dụng, hiệu quả tương tác, chi phí và lợi ích, cũng như chất lượng nội dung hướng đến người dùng.
Chương 2: Tập trung phân tích thực trạng e-marketing tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội thông qua ba kênh chính: email, website và mạng xã hội. Kết quả khảo sát từ 310 người dùng cho thấy rằng thư viện đã triển khai một số hoạt động e-marketing, nhưng hiệu quả chưa cao do nội dung truyền thông chưa hấp dẫn và chưa đủ sáng tạo để thu hút sự quan tâm của người dùng, đặc biệt là sinh viên. Những hạn chế này phần nào xuất phát từ các yếu tố như thiếu chiến lược marketing mạnh mẽ, ngân sách hạn chế, sự thiếu hụt nhân lực chuyên trách e-marketing.
Chương 3: Dựa trên những đánh giá từ chương hai, chương ba đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả e-marketing tại thư viện. Các giải pháp bao gồm: tối ưu hóa nội dung và phát triển hình thức e-marketing sáng tạo hơn, mở rộng chiến lược mạng xã hội, thiết lập lịch trình email và quảng bá định kỳ, bổ sung nhân lực chuyên trách, và tăng cường quảng bá chất lượng tài nguyên số. Những giải pháp này không chỉ giúp thư viện tăng cường tương tác và kết nối với người dùng mà còn góp phần xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong bối cảnh số hóa hiện đại.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề tài luận văn có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu thu được từ những hoạt động thực tế tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng, do đó đơn vị có thể áp dụng kết quả nghiên cứu này trong hoạt động marketing trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm đến việc đánh giá chất lượng hoạt động e-marketing tại Thư viện.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Bài báo: “E-marketing trong hoạt động Thư viện” – Tác giả Hoàng Thúy Huyền – Bùi Thanh Thủy, đăng tại Tạp chí Thông tin và Tư liệu - số 5 năm 2024
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: HOÀNG THÚY HUYỀN
2. Sex: Female
3. Date of birth: July 4th, 1976
4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 3732/QĐ-XHNV Dated 9/12/2022
6. Changes in academic process: N/A
7. Official thesis title: “Applying E-marketing in Library activities at Hanoi University of Civil Engineering”
8. Major: Information-Library Science. Code: 8320201.01 (UD)
9. Supervisors: PhD. Bùi Thanh Thủy, VNU- University of Social Sciences and Humanities
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis is divided in 03 chapters:
Chapter 1: This chapter establishes the theoretical foundation for e-marketing, covering basic concepts, the role, and the benefits of e-marketing in library operations. E-marketing is identified as a crucial tool that enables libraries to effectively reach users through online channels such as email, social media, and websites. Factors influencing the effectiveness of e-marketing in libraries include managerial awareness, budget resources, information technology infrastructure, human resources, and information resources. Additionally, this chapter introduces criteria for evaluating e-marketing effectiveness, including usage levels, interaction efficiency, cost-benefit balance, and the quality of user-focused content.
Chapter 2: This chapter focuses on analyzing the current state of e-marketing at the Library of the Hanoi University of Civil Engineering, based on three primary channels: email, website, and social media. Survey results from 310 users indicate that, although the library has implemented some e-marketing activities, their effectiveness remains limited due to communication content that lacks appeal and creativity, failing to attract user interest, particularly among students. These limitations partially stem from factors such as restricted budgets, and a shortage of dedicated e-marketing personnel.
Chapter 3: Based on the evaluations in chapter 2, this chapter proposes solutions to enhance e-marketing effectiveness in the library. These solutions include optimizing content, developing more creative e-marketing formats, expanding social media strategies, establishing scheduled email and regular promotional routines, increasing specialized personnel, and implementing digital resources advertisement. These solutions will not only help the library to strengthen engagement and connections with users but also contribute to building a professional image in the modern digital landscape.
11. Practical applicability, if any:
The thesis has real practical application. Research results were based on e-marketing activities at the Library of University of Civil Engineering Library, so the Library can apply this results in their marketing activities in the future.
12. Further research directions, if any:
13. Thesis-related publications:
The Article: "E-marketing in Library activities" – Author: Hoang Thuy Huyen - Bui Thanh Thuy, published in Information and Documentation