TTLV: Nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng Việt

Thứ ba - 25/01/2011 10:21
Thông tin luận văn "Nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng Việt" của HVCH Lê Thị Tố Uyên, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Thông tin luận văn "Nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng Việt" của HVCH Lê Thị Tố Uyên, chuyên ngành Ngôn ngữ học. 1. Họ và tên học viên: Lê Thị Tố Uyên 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 19/05/1985 4. Nơi sinh: An Tường - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH & SĐH, ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng Việt 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Thanh Lan; hiện đang công tác tại Khoa Ngôn ngữ - Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Chương 1 của Luận văn đã chúng tôi trình bày một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài, gồm vấn đề về hành động ngôn từ, hành động cầu khiến nói chung và hành động đề nghị trong tiếng Việt nói riêng. Hành động đề nghị được tìm hiểu trong mối quan hệ khăng khít với hành động cầu khiến, đồng thời hành động này cũng được xem xét trong mối quan hệ với tính lịch sự. Cơ sở lí luận này sẽ làm nền tảng và định hướng nghiên cứu cho toàn luận văn. Chương 2 của Luận văn chúng tôi đưa ra các tiêu chí nhận diện hành động đề nghị trong tiếng Việt và phương pháp nhận diện hành động đề nghị trong tiếng Việt. Mỗi hành động ngôn từ đều mang những nét riêng, đặc trưng, đều có thể tự khẳng định được sự tồn tại độc lập trong một tập hợp các hành động. Để nhận diện được hành động đề nghị hay bất kì một hành động nào khác không phải chỉ căn cứ vào một tiêu chí mà cần phải dựa vào tổng thể các tiêu chí và đặt trong sự đối sánh giữa hành động này với hành động kia. Riêng về hành động đề nghị, chúng ta có thể thấy, ngoài những đặc điểm chung của hành động cầu khiến như hướng tiếp ngôn đến việc thực hiện một hành động, mong muốn tiếp ngôn phản hồi, có chứa đựng những dấu hiệu hình thức nhất định… thì chúng tôi cũng chỉ ra sự phân lập nhất định giữa nó với các hành động xung quanh như yêu cầu, khuyên bảo, rủ rê, nhờ vả… Chương 3 của Luận văn, chúng tôi trình bày các phương thức biểu hiện hành động đề nghị trong tiếng Việt, bao gồm phương thức biểu hiện trực tiếp và phương thức biểu hiện gián tiếp. Phương thức biểu hiện trực tiếp hành động đề nghị bao gồm phát ngôn đề nghị tường minh và phát ngôn đề nghị nguyên cấp. Ngoài ra còn có phát ngôn đề nghị bán tường minh. Các phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung tường minh, bán tường minh và nguyên cấp có thể kết hợp với nhau trong cấu trúc K1. Phát ngôn đề nghị bán nguyên cấp không xuất hiện để biểu thị hành động đề nghị. Phương thức biểu hiện gián tiếp hành động đề nghị gồm phát ngôn ngôn hỏi - đề nghị và phát ngôn trần thuật - đề nghị. Để nhận diện được chúng, phải thông qua thao tác suy ý trên cơ sở ngữ cảnh và ngữ nghĩa. Phát ngôn đề nghị gián tiếp giúp tăng tính lịch sự, tính thuyết phục và đa dạng hoá phương thức, hình thức biểu đạt, từ đó phát triển khả năng tư duy và giao tiếp của con người trong xã hội. Ở mỗi phương thức biểu hiện, chúng tôi đều đưa ra sự so sánh giữa các phát ngôn thể hiện hành động đề nghị và các phát ngôn thể hiện hành động cầu khiến khác gần gũi với hành động này nhằm vạch ra ranh giới nhất định giữa chúng và để thấy được nét đặc trưng tiêu biểu của hành động đề nghị. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Le Thi To Uyen 2. Sex: Female 3. Date of birth: 19/05/1985 4. Place of birth: An Tường - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc 5. Admission decision number: 2551/QĐ/XHNV-KH&SĐH, Dated: 02/11/2007 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Study of proposal act in Vietnamese 8. Major: Linguistics 9. Code: 60 22 01 10. Supervisors: Dao Thanh Lan, Associate Professors, Doctor 11. Summary of the findings of the thesis: Chapter 1 of this thesis we have presented some problems related to theoretical topics, including issues of speech acts, request act and proposal act in the Vietnamese. Proposal act are closely related to request act and closely related to politeness. The rationale for this will be the foundation and direction for the whole thesis research. Chapter 2 of the thesis, we propose criteria to identify proposal act in Vietnameses and identification methods proposal act in Vietnamese. Each speech act both have the unique characteristics. To identify them must be based on multiple criteria and to compare this action with other actions. Proposal act has common characteristics of request act, eg: Speaker want listeners must implement an action, want listeners respond and signs of certain forms. But we also found that proposal act has differences with other actions Chapter 3 of the thesis, we present the expression modes of proposal act in Vietnamese, including direct and indirect modes of expression. Direct modes of expression including speech of clear proposal and unclear. They can be combined together in K1 structure. Indirect modes of expression including speech of question - proposal and narrative - proposal. In order to identify them, we have to based on context and semantics. Indirect modes of expression help increase polite, persuasive and varied methods and forms of expression and then develop thinking and communication in human society. we make a comparison between proposal act and other request act to point out certain boundaries between them and to see the typical characteristics of the proposal act.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây