Thông tin luận văn "Năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên Việt Nam" của HVCH Trần Trung Dũng, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Trần Trung Dũng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 24/12/2980
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên Việt Nam
8. Chuyên ngành: Xã hội học. Mã số: 60 31 30.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thu Hương
Giảng viên Bộ môn Xã hội học Nông thôn và Đô thị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nhiệm vụ của nghiên cứu tập trung làm rõ năng lực hội nhập các không gian xã hội khác nhau của sinh viên Việt Nam như: hội nhập “không gian xã hội trường đại học”; hội nhập “không gian xã hội của người lao động” qua một số khía cạnh: năng lực trí tuệ; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực định hướng nghề nghiệp; tham gia các hoạt động ngoại khoá; năng lực tìm kiếm việc làm; các kĩ năng làm việc cơ bản; khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.
Hội nhập không gian xã hội là một trong những yêu cầu cơ bản và tất yếu đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống để khẳng định và được công nhận là một thành viên, một phần của xã hội. Chính vì thế, năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên chính là việc họ bộc lộ như thế nào, không gian xã hội chấp nhận họ ra sao trong quá trình tham gia vào xã hội.
Để hội nhập không gian xã hội, sinh viên cần thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, không gian xã hội cũng mong đợi và đòi hỏi từ sinh viên nhiều khía cạnh khác nhau. Và để hình thành nên năng lực hội nhập của mình, sinh viên cần phát huy tối đa những yếu tố thuận lợi hay nói cách khác là phát huy tối đa “vốn con người” và “vốn xã hội” của bản thân mình cũng như tận dụng những cơ hội mà không gian xã hội rộng mở đang mang lại cho họ.
Năng lực hội nhập “không gian xã hội trường đại học” đã được sinh viên thể hiện khá tốt qua những biểu hiện của họ về năng lực học tập; về nghiên cứu khoa học; tham gia các hoạt động ngoại khoá; năng lực định hướng nghề nghiệp. Về cơ bản, họ đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản mà “không gian xã hội trường đại học” đặt ra cho họ và họ đã khẳng định qua việc họ trở thành một phần của không gian xã hội này.
Năng lực hội nhập “không gian xã hội của người lao động” của sinh viên còn nhiều hạn chế thể hiện ở năng lực tìm kiếm việc làm, đáp ứng yêu cầu công việc, đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng của sinh viên còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế này xuất phát từ cả hai phía: cá nhân và xã hội. Cá nhân chưa chủ động rèn luyện nhằm đáp ứng các yêu cầu của không gian xã hội, các tác nhân bên ngoài các nhân chưa trang bị, truyền đạt những kiến thức, kĩ năng cho sinh viên phù hợp với nhu cầu mà xã hội mong đợi.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ năng lực hội nhập các không gian xã hội của sinh viên Việt Nam nhìn chung còn hạn chế, điều này giúp cho bản thân sinh viên nhận thức được năng lực của họ đến đâu, không gian xã hội mong đợi và đòi hỏi từ họ những gì, trên cơ sở đó sinh viên có thể trau dồi, rèn luyện để nâng cao hơn những khía cạnh năng lực hội nhập không gian xã hội của bản thân họ. Đây cũng sẽ là cơ sở để chúng ta có thể thực hiện những thay đổi từ giáo dục, đào tạo và định hướng nghề nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực hội nhập không gian xã hội cho sinh viên.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp hiệu quả để tăng cường năng lực hội nhập không gian xã hội cho sinh viên.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Tran Trung Dung
2. Sex: Male
3. Date of birth: 24/12/1980
4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 2551/2007QĐ-XHNV-KH&SĐH signed by Principal of Social Science and Humanities University, Viet Nam National University, Ha Noi. Dated 02/11/2007.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title:
Social space intergration capacity of Vietnamese students
8. Major: Sociology
9. Code: 60 31 30
10. Supervisors:
Dr. Hoang Thu Huong
Lecture of Department of Rural and Urban Sociology, Social Society and Human University, Hanoi National University
11. Summary of the findings of the thesis:
Task of clarifying research focused integration capacity of the social space for students of different Vietnam such as integration, "social space university"; integrate "social space of workers "through a number of aspects: intellectual capacity, research capacity, capability-oriented careers, and participate in extracurricular activities, job search capability, and other basic work skills, ability meet job requirements.
Integration of social space is one of the basic requirements and necessity for each individual in order to affirm life and to be recognized as a member, a part of society. Therefore, spatial ability and social integration of students is that they reveal how acceptable social space in the process of how they participate in society.
To integrate social space, students should demonstrate the many different aspects, social space is also expected and demanded from students of different aspects. And to form their integration capacity, students need to maximize the advantages or otherwise maximize the "human capital" and "social capital" as well as their own take advantage of the opportunities that social space is wide open to bring them.
Integration capacity "social space university" has been showing good students through the expression of their academic qualifications; on scientific research and participate in extracurricular activities; capacity of career. Basically, they have met the basic requirements that "social space university" set out for them and they have confirmed that they become part of this social space.
Integration capacity "social space of the employees" of the students is still limited in capacity to find work, meet work requirements, meet the skills requirements of the students also limited.
The cause of these restrictions from both sides: the individual and society. Individuals may exercise initiative to meet the requirements of social space, these external factors may be equipped with personal, conveying the knowledge and skills to students in line with the demand that society wants wait.
12. Practical applicability, if any:
Research results indicated integration capacity of the social space of Vietnam in general students are limited, this helps students themselves are aware of their capacity to where society wants space waiting and demanding from them what, on the basis of which students can hone and training to more advanced aspects of space integration capacity of their own society. This will be the basis for that we can make the change from education, training and career direction to further enhance the integration capacity of social space for students.
13. Further research directions, if any:
The next research direction could be studied to find effective solutions to strengthen the integration of social space for students.
14. Thesis-related publications: None