TTLV: Nguồn sử liệu địa bạ huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây năm Gia Long 4 (1805)

Thứ năm - 08/09/2022 02:49
1. Họ và tên học viên: LÊ TÙNG DƯƠNG         2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 14/11/1996
4. Nơi sinh: Yên Bái
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV Ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nguồn sử liệu địa bạ huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây năm Gia Long 4 (1805)
8. Chuyên ngành: Lịch sử sử học và sử liệu học; Mã số: 8229010.04
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thị Thùy Hiên, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Từ việc khảo sát hệ thống địa bạ huyện Đan Phượng còn lại đến ngày hôm nay, chúng tôi đi đến những kết luận sau:
1. Toàn bộ các tập địa bạ huyện Đan Phượng còn lại đến ngày nay được được lập năm Gia Long thứ 4 (1805). Hiện nay, còn lại 38 tập địa bạ, bao phủ 27 đơn vị hành chính thuộc huyện Đan Phượng thế kỷ XIX. Trong đó, có 14 tập địa bạ được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 24 tập địa bạ được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 24 tập địa bạ này đều là bản Giáp. Các bản địa bạ hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I còn khá nguyên vẹn.
2. Các bản địa bạ có quy cách hình thức khá thống nhất với nhau. Ngôn ngữ sử dụng trong địa bạ đều là chữ Hán - Nôm. Về nội dung, các tập địa bạ có kết cấu nội dung khá tương đồng nhau, tuân theo quy phạm, giống với quy cách được chính quyền trung ương đưa ra vào năm 1810.
3. Từ những thông tin trong địa bạ huyện Đan Phượng đầu thế kỷ XIX, có thể thấy huyện Đan Phượng đầu thế kỷ XIX là một vùng đất rộng lớn. Ruộng đất tại huyện chủ yếu là đất nông nghiệp, ngoài ra còn có đất ở và các loại hình khác. Ruộng đất nơi đây chủ yếu thuộc tư hữu. Mức độ tập trung ruộng đất không cao và bị phân hóa nặng nề. Việc xâm canh tại huyện Đan Phượng đầu thế kỷ XIX diễn ra không nhiều và có sự khác biệt lớn giữa các xã, thôn.
4. Tùy tình hình mà mỗi địa phương sẽ có hệ thống chức dịch phù hợp. Có chức vụ tại làng xã không đảm bảo rằng người đó sẽ có ruộng, nhưng bộ phận chức dịch có sở hữu lại sở hữu nhiều ruộng hơn những người dân thường. Thôn, xã nào tại huyện cũng có nhiều chủ sở hữu ruộng đất là nữ. Tại huyện cũng có nhiều dòng họ, tuy nhiên, theo địa bạ, ruộng đất chủ yếu tập trung trong tay nhóm họ Nguyễn.
5. Khi khai thác nguồn tư liệu địa bạ, phải chú ý đến tình trạng ẩn lậu ruộng đất và những lỗi sai trong địa bạ. Ngoài ra, địa bạ không cung cấp toàn bộ những thông tin mà nhà nghiên cứu cần. Vì vậy để địa bạ phát huy được hết giá trị sử dụng, cũng như để các nghiên cứu của mình có độ chính xác cao hơn, cần phải kết hợp địa bạ với các nguồn tư liệu khác về làng xã như hương ước, gia phả, tộc phả.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: LE TUNG DUONG                      2. Sex: Male
3. Date of birth: 14/11/1996                               4. Place of  birth: Yen Bai
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV signed by VNU University of Social Sciences and Humanities’s Academic Director, Dated 24/12/2020
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Land registers of Dan Phuong District, Quoc Oai, Son Tay in 1805, the 4th year of Gia Long from the perspective of historical documents study
8. Major: Historiography and Historical Documents            9. Code: 8229010.04
10. Supervisors: Dinh Thi Thuy Hien, Dr, Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
Having examined the remaining system of land registers of Dan Phuong District, the following conclusions are drawn.
1. All of the remaining land registers of Dan Phuong District were written in 1805, the 4th year of Gia Long. Today, there are 38 remaining land registers of 27 administrative units in Dan Phuong District in the 19th century. Of those aforementioned land registers, 14 are archived in the Institute of Sino-Nom Studies, and 24 are archived in the National Archives Centre N.1. Those 24 land registers are the Giap version. The land registers from National Archives Centre N.1’s archive remain relatively intact.
2. The land registers’ writing form was quite consistent. The language used in these land registers was Sino-Nom language. Regarding the content, these land registers shared a similar structure, following the standards established by the central government in 1810.
3. From the information in the land registers of Dan Phuong District in the early 19th century, it could be concluded that Dan Phuong District was a vast land. The district’s land was mostly agricultural land, while the rest was residential and land of some other forms. Most of the land was privately owned. The degree of land concentration was not high, but severely diverged. The cultivation of other regions rather than the one where the inhabitants were living in Dan Phuong District in the early 19th century did not occur frequently, and there was a huge difference among the villages.
4. Depending on the circumstances of each village, the system of local officials was established accordingly. Having a managerial position did not ensure land ownership. Yet, the local officials who indeed had the ownership had more land than the inhabitants. There were many clans in Dan Phuong District, but according to the land registers, most of the land belonged to the Nguyen clan.
5. During the examination of land registers, it is essential to pay attention to the concealment of land, as well as the errors in these documents. Furthermore, the land registers did not provide researchers all the necessary information. Thus, in order to promote their use value and improve the accuracy of the research, it is important that land registers should be associated with other sources of documents such as village convention and genealogy books.
12. Practical applicability, if any: ........................................................................................
13. Further research directions, if any: ..............................................................................
14. Thesis-related publications:.............................................................................................
 

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây