Thông tin luận văn "Quan hệ công chúng và đạo đức của những người hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng" của HVCH Tạ Thị Hồng Hạnh, chuyên ngành Triết học.
Họ và tên học viên: Tạ Thị Hồng Hạnh
Giới tính: Nữ.
Ngày sinh: 22/06/1983
Nơi sinh: Nam Định
Quyết định công nhận học viên số: 2463 Ngày 03/11/2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tên đề tài luận văn: Quan hệ công chúng và đạo đức của những người hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng.
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu – Vụ trưởng – Trưởng ban chính trị Tạp Chí Cộng Sản.
Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Học viên có làm đơn gia hạn thời gian bảo vệ luận văn vì lí do sức khoẻ và đã được nhà trường đồng ý. Thời gian học tập được kéo dài đến hết tháng 11 năm 2010 theo quyết định số: 590/QĐ – KH&SĐH; ngày 08/10/2009.
Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn với đề tài “ Quan hệ công chúng và đạo đức của người hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng” là một đề tài nghiên cứu tương đối mới mẻ. Trên thực tế, hầu như chưa có công trình quan trọng nào ở nước ta tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề này. Nghiên cứu thực sự đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn của đời sống xã hội nước ta nói chung và hoạt động của ngành truyền thông nói riêng. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả sau:
- Tập trung nghiên cứu sâu và làm sáng rõ nội dung lí luận cơ bản về truyền thông và ngành quan hệ công chúng ( PR ). Giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển lịch sử lâu dài của PR, tránh được sự chồng chéo và nhầm lẫn khi phân biệt khái niệm “ quan hệ công chúng” là điều vẫn rất thường xảy ra đối với những người làm công tác PR hiện nay.
- Đã làm rõ những khác biệt giữa vai trò, chức năng, hình thức giữa quan hệ công chúng và các hình thức truyền thông khác như marketing, quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền.
- Định vị một cách rõ ràng khái niệm về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của những người hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng. Giúp cho người đọc có cái nhìn một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng phân chia khái niệm về các chức năng tương ứng với từng vị trí của nhân viên PR, từ đó tạo điều kiện cho việc xác định vị thế của cá nhân khi tác nghiệp PR trong thực tế được chính xác hơn.
- Đã làm sáng tỏ những vấn đề đạo đức của người hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng. Nêu lên những tiêu chuẩn đạo đức cần thiết mà một nhân viên PR chuyên nghiệp cần phải có. Phân tích và chứng minh những yêu cầu về đạo đức bằng những ví dụ thực tế, sinh động.
- Làm rõ thực trạng đạo đức của đội ngũ nhân viên PR hiện nay cùng với những thách thức trong việc ra quyết định tác nghiệp mang tính nhân văn và có đạo đức.
- Đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần xây dựng và nâng cao đạo đức của người hoạt động trong lĩnh vực PR trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn cũng đã góp phần tạo thêm những chiều hướng phát triển nghiên cứu về những lĩnh vực hoạt động khác có ảnh hưởng đến công tác PR như báo chí, luật pháp…
Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực PR có sự phát triển hơn nữa về mặt lí luận cũng như về mặt hoạt động thực tiễn. Đề tài đã đề xuất những tiêu chuẩn đạo đức thiết thực và những giải pháp cơ bản để nhân viên PR có một khung nguyên tắc hoạt động định hướng việc ra quyết định và xem xét tính chất, mục đích của việc tác nghiệp.
Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Phát triển nghiên cứu theo hướng tập trung hơn nữa vào sự phát triển của PR ở Việt Nam. Những hình thức chủ yếu nhất của PR được áp dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại trong phân ngành của PR thế giới.
- Cần tập trung làm rõ khoảng cách giữa vai trò, chức năng của PR trong mối quan hệ với cơ quan báo chí ở Việt Nam.
- Tập trung hơn nữa trong việc nghiên cứu loại hình PR tài chính và trong các tổ chức phi chính phủ.
- Hướng vào việc nghiên cứu xây dựng một khung pháp lí riêng biệt, có hệ thống cùng những biện pháp chế tài cần thiết nhằm điều chỉnh hoạt động của nhân viên PR.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
Full name: Ta Thi Hong Hanh
Sex: Female
Date of birth: 06/22/1983
Place of birth: Nam Dinh
Admission decision number: 2463/2006. Date: 11/03/2006
Changes in academic process: Because of the bad situation of the thesis writer’s health, I did report a letter to mi Dean and mi Head of department of managing scientific researching and post training so that they allowed me to delay mi thesis defending time from 11/2009 to 11/2010 and they did accept mi proposal according to the decision number of: 590/QĐ – KH&SĐH; Date: 10/08/2009.
Official thesis title: Public Relations and ethics of the Public Relations Makers.
Major: Marxist – Leninist Philosophy
Code: 60 22 80
Supervisor: Association Professor and Ph.D Nguyen Linh Khieu – Head of political department of the Communist Review.
Summary of the findings of the thesis:
The thesis named “ Public Relations and ethics of the Public Relations makers” is a pretty new title in Viet Nam these days. In fact, There is hardly any important research concentrating on this title deeply. The research on this thesis actually satisfies the demands about the theory and the practice of our country’s society – life in general and to the media in particular. Base on the content of the research, the thesis reaches some important results such as:
Concentrating on researching deeply and bringing the meaning of theoretic content on mass media and public relations. It helps the readers to have an overall view about the long historical developing process of PR. It also help people to avoid from misunderstanding the conception of PR which often occurs to the PR makers these days.
Bringing out the meaning of the differences in the roles, functions and positions of PR among other kinds of mass media.
Navigating clear the conception of the positions, roles, missions of PR makers. It helps the readers to have a detailed view about the division of equivalent functions with the suitable positions of PR makers. From that point, it brings chance to verify the position of PR makers when they act.
Bringing out the meaning of the ethical problems of PR makers. It states the needingly moral criteria in which every PR maker must have. Analyse and prove the ethical demands by practical and vivid examples.
Bringing out the meaning of the ethically real situations of PR makers these days with the hardships in making ethical and humane decisions.
Proposing some basic solutions to build and enhance ethics of PR makers all over the world and in Viet Nam.
This thesis also makes a great contribution to create more researching tendencies of the development in some other action fields related to PR such as journalism and justice.
Practical applicability:
This thesis helps PR makers to have the further development not only about the theory, but also about the pratice. It also proposes some necessarily ethical criteria and some basic resolutions to help PR makers have a frame of action to orient the decision making and considerate the natures and the purposes of their career.
Further research directions:
Developing researches according to the trend of the growing of PR in Viet Nam, the basic forms applied to Viet Nam’s society these days.
Should concentrate on highlighting the distance in functions, roles and positions between PR and the journalisms in Viet Nam.
Prioritizing the PR researches in finance and in non-government organizations.
Trending towards the creation of privately lawful frame and must be well-organized with sanctionary solutions to adjust PR makers actions.