TTLV: Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R&D của ngành Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

Chủ nhật - 21/11/2010 10:25
Thông tin luận văn "Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R&D của ngành Năng lượng Nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải pháp khắc phục" của HVCH Nguyễn Thanh Bình, chuyên ngành Quản lí KH&CN.
Thông tin luận văn "Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R&D của ngành Năng lượng Nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải pháp khắc phục" của HVCH Nguyễn Thanh Bình, chuyên ngành Quản lí KH&CN. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thanh Bình 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 20/12/1954 4. Nơi sinh: Phường Trần Phú, Tp. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương 5. Quyết định công nhận học viên số: 2528/2007/QĐ - XHNV - KH&SĐH; Ngày: 14 tháng 12 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R&D của ngành Năng lượng Nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải pháp khắc phục. 8. Chuyên ngành: Quản lí KH&CN 9. Mã số: 60.34.72 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học (ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên): PGS.TS. Vũ Cao Đàm. 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có): Chuyển các tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm là xu thế tất yếu, khách quan. Xu thế này diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới, không chỉ ở các nước đang chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, mà diễn ra ngay cả ở những nước vốn có truyền thống kinh tế thị trường. Thực hiện việc chuyển đổi này có nhiều cam go và càng cam go hơn với những nước chưa có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Việt Nam cũng đang trong xu thế chung đó. Trong luận văn này, chúng tôi đã đề cập đến: 1) cách tiếp cận phổ biến về các loại hình hoạt động KH&CN, trong đó có hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D), đồng thời nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa hoạt động R&D với hoạt động phát triển công nghệ; 2) Cách tiếp cận phổ biến về chính sách tài chính cho hoạt động R&D và cho hoạt động phát triển công nghệ; 3) Cách tiếp cận phổ biến về phân loại nhiệm vụ KH&CN theo mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức R&D công lập. Trên cơ sở những khái niệm quan trọng đó, chính sách cho các Viện R&D tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã được trình bày. Kết quả của các nghiên cứu thư viện nêu trên đã tạo cơ sở lí luận để phân tích Nghị định 115 và nhận biết những vấn đề cơ bản mà tổ chức R&D công lập đang đối diện trong quá trình thực hiện chuyển đổi. Qua thực hiện luận văn, những khó khăn mà các đơn vị R&D của Ngành NLNT Việt Nam đang gặp phải khi thực hiện chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã được nhận diện, trong đó nổi lên 3 khó khăn chủ yếu là: (1) Khó khăn trong việc áp dụng cùng một hình thức chuyển đổi theo tiêu chí tự bảo đảm toàn bộ KPHĐTX, trong khi các đơn vị R&D thuộc ngành NLNT Việt Nam có các đặc điểm khác nhau về tổ chức và hoạt động KH&CN; (2) Khó khăn trong việc tự chủ đề xuất và thực hiện loại nhiệm vụ KH&CN thường xuyên theo chức năng; (3) Khó khăn do không phải mọi kết quả R&D trong lĩnh vực NLNT đều có thể thương mại hoá, đặc biệt là ở Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lí luận và khảo sát, quan sát thực tiễn, luận văn đã đề xuất những giải pháp thúc đẩy tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D ngành NLNT, gồm: 1) Phân tích và đề xuất biện pháp áp dụng khoản 1 Điều 7 sửa đổi, bổ sung có tính đến đặc thù của KH&CN hạt nhân; 2) Thúc đẩy thương mại hoá các sản phẩm KH&CN; 3) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kĩ thuật; 4) Hình thành vốn lưu động; 5) Đổi mới tổ chức và quản lí; 6) Xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp và 7) Đa dạng hoá hình thức chuyển đổi. Các giải pháp đề xuất trong luận văn này, mặc dù đã nhận được các ý kiến đánh giá của lãnh đạo các đơn vị R&D thuộc ngành NLNT Việt Nam, song chắc chắn còn mang ý kiến chủ quan của người viết, tuy nhiên hi vọng sẽ là những tham khảo tốt trong quá trình thúc đẩy tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D ngành NLNT. Nét mới nổi bật của luận văn là đã đề xuất giải pháp đa dạng hoá hình thức chuyển đổi. Một lần nữa xin được nêu lại nhận thức rằng: mặc dù là tất yếu khách quan, nhưng xây dựng tự chủ, tự chịu trách nhiệm là một quá trình, có tính chất động thái, nên cần tiếp tục có những nhận biết và tác động cho tới khi tạo ra được những biến đổi xã hội của các tổ chức R&D ngành NLNT nói riêng và hệ thống các tổ chức KH&CN nói chung. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn để lãnh đạo các đơn vị R&D thuộc ngành NLNT Việt Nam cân nhắc, sử dụng trong quá trình thực hiện chuyển đổi tổ chức theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu hoàn thiện giải pháp đa dạng hoá hình thức chuyển đổi tổ chức KH&CN theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Báo cáo tại Hội thảo khoa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 12/2008.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thanh Binh 2. Sex: Male 3. Date of birth: 20/12/1954 4. Place of birth: Hai Duong province 5. Admission decision number: 2528/2007/QĐ - XHNV - KH&SĐH; Dated December 14, 2007 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University 6. Changes in academic process (list the forms of change and corresponding times): None 7. Official thesis title: The difficulties in transforming R&D institutions of Vietnam atomic energy branch adapted to the mechanism on autonomy and self-responsibility and some proposed solutions to overcome 8. Major: Scientific & Technological Management 9. Code: 60.34.72 10. Supervisors: Prof. Dr. Vu Cao Dam 11. Summary of the findings of the thesis: Transformation of public scientific and technological institutions to operate under the mechanism on autonomy and self-responsibility is inevitable and objective. This trend occurred in most countries in the world, not only in countries in transforming from command economy to market economy, which takes place even in countries which have traditional market economy. The transformation is really a revolution much more rigorous. In this thesis, we have presented: 1) the common approach on scientific and technological activities types, in which the difference between R&D activities and technological development activities to be emphasized; 2) the common approach on autonomy and self-responsibility of public scientific and technological institutions; 3) the common approach to the classification of scientific and technological tasks according to the level of autonomy of public R&D institutions; 4) the general approach to policy and policy analysis. Based on these important concepts, the policy for R&D Institutes operating on autonomy and responsibility mechanism has been presented. Results of the above mentioned library studies have created theoretical basis for analysis of the Decree 115 and identify the issues that R&D institutions are facing in the process of transformation. Through the implementation of the thesis, the difficulties that the R&D institutions of Vietnam atomic energy branch are facing in the process of transformation adapted to the mechanism of autonomy and self-responsibility to be identified, in which emerged three difficulties are: (1) Difficulty in applying the same transformation form to meet self finance for regular activities, while the R&D institutions of Vietnam atomic energy branch have the different organizational and S&T activities characteristics; (2) Difficulty in proposal and implementation of assigned S&T tasks; (3) Difficulty in commercialization of R&D products, especially in Vietnam. Based on the results of theoretical studies, surveys and practical observation, the thesis has proposed some solutions to promote autonomy and self-responsibility of R&D institutions in Vietnam atomic energy branch, including: 1) Analyzing and proposing measures on applying amended clause 1 Article 7 with paying much attention to R&D activities in atomic energy branch; 2) promoting commercialization of R&D products; 3) strengthening investment in technical experimental base; 4) forming a working capital; 5) reforming the organization and management; 6) establishing the suitable route of transformation; 7) diversifying the forms of transformation. In spite of fact that the proposed solutions in this thesis have been reviewed and commended by the leaderships of representative R&D institutions of the Vietnam Atomic Energy Institute, certainly also are still subjective. However, that is to be expected to provide the good references for R&D institutions of Vietnam atomic energy branch in promoting autonomy and self-responsibility. The new finding of the thesis is the proposed solution on diversifying transformation forms. 12. Practical applicability, if any: The results of the thesis provide good references to the leaderships of R&D institutions of the Vietnam Atomic Energy Institute in promoting autonomy and self-responsibility 13. Further research directions, if any: Further research the proposed solution on diversification of transformation forms adapted to the mechanism on autonomy and self-responsibility 14. Thesis-related publications (list them in chronological order): Transformation of scientific & technological organization adapted to the mechanism on autonomy and self-responsibility, report presented at the scientific workshop, held at University of Social Sciences and Humanities, HCM city, 12/2008

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây