TTLV: Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỉ XX

Thứ hai - 28/11/2011 08:51
Thông tin luận văn "Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỉ XX" của HVCH Nguyễn Thị Hồng Nhung, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
Thông tin luận văn "Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỉ XX" của HVCH Nguyễn Thị Hồng Nhung, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 08/03/1985 4. Nơi sinh: Ninh Giang - Hoa Lư - Ninh Bình 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỉ XX 8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam 9. Mã số: 60 22 54 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Nguyễn Hải Kế - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Sau khi tiến hành nghiên cứu về hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) cũng như khu vực xung quanh hồ từ thế kỉ XI đến khoảng 20 năm đầu thế kỉ XX, chúng tôi đưa ra những kết luận sau: - Hồ Gươm và vùng ven hồ Gươm qua các thời kì trong tiến trình lịch sử Thủ đô đã có sự biến đổi về diện mạo, đặc biệt từ thời Lê - Trịnh đến khoảng 20 năm đầu thế kỉ XX. Ngay thời Lí - Trần, hồ Gươm đã ghi dấu ấn văn hoá. Thời Lí đã hình thành bên hồ Gươm một trung tâm Phật giáo với việc xây dựng chùa và tháp Báo Thiên. Thời Trần các hoạt động diễn ra ở đây mang tính chất quân sự. Hồ Gươm và khu vực ven hồ thực sự gia nhập vào cơ cấu đô thị Thăng Long - Hà Nội thời Lê - Trịnh cùng với sự phát triển của phần “thị” ở phía đông và đông nam Kinh thành. Sang thời Nguyễn, khu vực hồ Gươm trở thành trung tâm văn hoá - giáo dục của Hà Nội. Đặc biệt, hồ Gươm và vùng ven hồ dần dần chuyển sang một đô thị thực sự mang dáng vẻ phương Tây với sự quy hoạch của thực dân Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Hồ Gươm có vai trò lịch sử, giá trị văn hoá to lớn và quan trọng trong giá trị văn hiến nghìn năm Thăng Long - Hà Nội. Hồ Gươm cùng với quần thể kiến trúc đền Ngọc Sơn, tháp Rùa là một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. - Cần phải hình thành trong mỗi chúng ta ý thức bảo tồn, phát huy, xây dựng và tôn tạo để hồ Gươm không bị mất đi vị thế về mặt lịch sử cũng như về mặt địa lí trong bối cảnh đô thị hoá mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội ngày nay. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Dùng làm tư liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử cũng như văn hoá của Thủ đô Hà Nội. Từ đó sẽ hiểu được giá trị to lớn của hồ Gươm đối với Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, làm tăng thêm niềm tự hào về một không gian lịch sử thiêng liêng - huyền thoại giữa một Thủ đô nghìn năm văn hiến. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thi Hong Nhung 2. Sex: Female 3. Date of birth: March 8, 1985 4. Place of birth: Ninh Giang, Hoa Lu, Ninh Binh 5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH signed by the Headmaster of USSH, Hanoi National University. Dated: November 2, 2007 6. Changes in academic process: No 7. Official thesis title: Ho Guom lake in urban life of Thang Long - Ha Noi to the beginning of the twentieth century 8. Major: Vietnam History 9. Code: 60 22 54 10. Supervisors: Vice Prof. Science Dr. Nguyen Hai Ke - History Department of USSH, Hanoi National University. 11. Summary of the findings of the thesis: After researching on history of Ho Guom lake (as known as Hoan Kiem lake) as well as its suburban areas from the nineth century to 20 years of the early twentieth century, we have some following conclusions: - Ho Guom lake and suburban areas in the period in the Capital historical process has the changes in appearance, particularly from the Le - Trinh period to the early 20 years of the twentieth century. Evenly, Hoan Kiem lake was a important cultural mark in the Li-Tran period. This famous lake became a the Li period’s Buddhist center with Bao Thien temple and pagoda built around it. Whereas in the Tran period, this was the place occuring military activities. In the Le-Trinh period, Hoan Kiem lake and its suburban areas really joined the urban structure of Thanglong - Hanoi with the development of the "market" in the east and southeast of the capital city. This lake became a culture - education center during the Nguyen Dynasty. In particular, Hoan Kiem lake area was planned by French to become a truly West urban looking from the late nineteenth century to the early twentieth century. - Ho Guom lake has a great important role of history and culture of ​​thousand-year Thang Long - Hanoi constitutional values. It and architectural Ngoc Son Temple, Turtle Tower create one of the Hanoi capital symbol. - Today, in the context of strong urbanization Hanoi capital, we need to have right attitute and aware of conservation, promotion, construction and renovation to Ho Guom lake with purpose that it will not lose its special position in Hanoi history and geography. 12. Practical applicability: Used as material for researching and teaching on the history and culture of Hanoi capital. Therefore we will understand the great value of Ho Guom lake to Hanoi as well as Vietnam nation, increase the pride of a sacred legend history space in the thousand-year civilization Capital. 13. Further research directions, if any: Not yet. 14. Thesis-related publications: Not yet.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây