Thông tin luận văn "Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc" của HVCH Hà Xuân Hương, chuyên ngành Văn học dân gian.
1. Họ và tên học viên: Hà Xuân Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/ 12/ 1985
4. Nơi sinh: Thị Trấn Đại Từ - Đại Từ - Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/ QĐ – XHNV – KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Chuyển đổi chuyên ngành đào tạo từ Văn học Việt Nam (mã số 60.22.34) sang Văn học dân gian (mã số 60.22.36). Thời gian: tháng 5/ 2010.
7. Tên đề tài luận văn: Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc
8. Chuyên ngành: Văn học dân gian;
9. Mã số: 60.22.36
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Xuân Kính – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Truyền thuyết và lễ hội là những thành phần góp phần cấu tạo nên tổng thể văn hoá dân gian. Do đó, truyền thuyết và lễ hội có mối quan hệ với nhau. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi đã làm sáng tỏ những đặc điểm của truyền thuyết và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc, đặc biệt là làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai vi hệ văn hoá này trên các phương diện: quan hệ tương tác, hỗ trợ của hai vi hệ văn hoá này đến sự hình thành và phát triển của nhau, đến việc phản ánh người anh hùng lịch sử và sự biến đổi của mối quan hệ này trong cuộc sống hiện nay.
Kết quả của đề tài chứng tỏ thêm rằng truyền thuyết có sự ảnh hưởng lớn tới sự nảy sinh và phát triển của lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc. Đến lượt mình, lễ hội lại giúp hiện thực hoá niềm tin trong truyền thuyết, bảo lưu truyền thuyết. Cả truyền thuyết và lễ hội đều phản ánh người anh hùng lịch sử nhưng theo những cách riêng, khác nhau và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, vùng miền. Ngày nay, mối quan hệ giữa hai vi hệ văn hoá này của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc không còn đậm nét như trước nhưng nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa tốt đẹp, không bị lợi dụng cho những mục đích kinh tế hoặc mê tín dị đoan như ở nhiều vùng miền khác.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Ha Xuan Huong
2. Sex: Female
3. Date of birth: December 13th 1985
4. Place of birth: Thi Tran Dai Tu – Dai Tu – Thai Nguyen
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ/XHNV-KH&SĐH. Dated: 24/10/2008 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in academic process:
The professional training conversion from Viet Namese literature (code: 60.22.34) to folk literature (code: 60.22.36). Time: 5/ 2010.
7. Official thesis title:
The relationship between legends and festivals of the historical hero of Tay ethnic in the Northest.
8. Major: Folk literature 9. Code: 60.22.36
10. Supervisors: Professor, Doctor Nguyen Xuan Kinh – Director Institute of Culture studies, Vietnam Academy of Social Sciences.
11. Summary of the findings of the thesis:
Legends and festivals are the components contributing to the overall structure of folklore. Therefore, legends and festivals have a relationship with each other. In terms of the thesis, we have clarified the characteristics of legends and festivals of the historical hero of Tay ethnic in the Northeast, especially to clarify the relationship between these two cultural fields on some aspects: their interaction, support, formation and development of each other, to reflect the historical hero and the transformation of this relationship in life nowadays.
The results of the research proved that legends have a great influence to the emergence and development of the festival of the historical hero of Tay ethnic in the Northeast. In turn, the festival take an important part to conserve and materialize the belief in legend. Both legends and festivals reflect the historical hero in many different way but still keep the ethnic identities of cultures and regions. Today, the relationship between the two aspects of culture of Tay ethnic group in the Northeast is no longer bold as much as it was before but it remains a good meaning, can not be used for economic purposes or superstition as in many other regions.
12. Practical applicability, if any: None
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None