TTLV: Thực trạng công tác bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và vai trò của CTXH tại xã Châu Khê- Huyện Con Cuông- Tỉnh Nghệ An

Thứ ba - 08/11/2016 21:56

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Loan           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/05/1992

4. Nơi sinh: Xóm 15- Xã Bình Sơn- Huyện Anh Sơn- Tỉnh Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH; Ngày: 31/12/2014  của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: “Thực trạng công tác bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và vai trò của CTXH tại xã Châu Khê- Huyện Con Cuông- Tỉnh Nghệ An”

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                  Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn An Lịch. Trường Đại học Giáo Dục

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trẻ em luôn được coi là nhóm đối tượng can thiệp trọng tâm của Công tác xã hội. Hệ thống an sinh xã hội của các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đầu tư vào bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tất cả đều vì một thế hệ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, trẻ em cần nhiều hơn là sự chăm sóc thể chất tốt. Trẻ em còn cần tình yêu thương, sự quan tâm và mối quan hệ gắn bó từ những ai bảo vệ chúng dựa trên những mối quan hệ được xây dựng. Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK trên địa bàn xã Châu Khê- Huyện Con Cuông- Tỉnh Nghệ An. Người nghiên cứu thực hiện đề tài“ Thực trạng công tác bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và vai trò của CTXH tại xã Châu Khê- Huyện Con Cuông- Tỉnh Nghệ An”. Nghiên cứu được triển khai thực hiện trên địa bàn xã Châu Khê bằng các phương pháp như: Điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu và các tài liệu chuyên ngành liên quan. Đề tài đã chỉ ra được những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong lĩnh vực CTXH.Nghiên cứu chỉ rõ thực trạng công tác bảo vệ trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK và vai trò của Nhân viên xã hội – CTXH và mô hình can thiệp đang được vận dụng tại địa phương . Đưa ra những thực trạng chung như : Nội dung chương trình chính sách đào tạo cán bộ, áp dụng chính sách hỗ trợ cho trẻ em  và cách thức triển khai  các mô hình CTXH tại địa phương. Đồng thời cũng đánh giá hiệu quả hoạt động của CTXH và mô hình can thiệp bảo vệ trẻ em. Trên cơ sở đó nêu lên  vai trò của CTXH và sự cần thiết của NVXH trong quá trình thực thi chính sách. Ngoài ra, luận văn còn tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hành công tác xã hội, đảm bảo cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK được thụ hưởng chính sách.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:  

Đề tài nghiên cứu làm cơ sở dữ liệu cho quá trình tổng kết, rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp trong quá trình phát triển môi trường cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK tại xã Châu Khê

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo :  Không.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:  Không

 

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name:  Bui Thi Loan                     2. Sex: Female

3. Date of birth: May 19th,1992                4. Place of birth: 15 Hamlet –Binh Son Commune – Anh Son District - Nghe An Province

5. Decision of student recognition No.: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH; Date: 31/12/2014  of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                              

7. Official thesis title: Factual situation of protection of poor children in special hardship and role of social activity in Chau Khe Commune - Con Cuong District - Nghe An Province.

8. Major:   Social Work                           Code: 60.90.01.01

9. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Nguyen An Lich - Hanoi National University of Education.

10. Summary of the theses results:

Children are always regarded as a group of intervention of social work. Social security systems of the countries in the world are focused on investing in the protection, care and education of children. Everything is for thư future generation of the countries. However, children need more than good physical care. Children also need love, attention and close relationship from those who defend them based on relationships built. Derived from the essential needs of poor children in extremely difficult circumstances in Chau Khe Commune - Con Cuong District - Nghe An Province. The researcher carried out the title " Factual situation of protection of poor children in special hardship and role of social activity in Chau Khe Commune - Con Cuong District - Nghe An Province ". The research was implemented in Chau Khe Commune by the following methods: survey questionnaires, depth interviews and specialized documents concerned. The research has pointed out the theoretical basis and practical basis in the social work. The research has indicated the situation of protection for poor children with extremely difficult circumstances and the role of social workers - social work and intervention models applied locally. The research has given the general situation as: Content of staff training policy program, application of support policies for children and ways to implement the local models of social work. Also, the research has evaluated the effectiveness of social work and intervention models of children protection. On that basis, the research raised the role of social work and the necessity of social workers during policy implementation. In addition, the thesis also proposed solutions to improve the efficiency of social work practice, ensuring that poor children with extremely difficult circumstances are policy beneficiaries. Anchor

11. Usability in Practice:  

Research title is database made for the finalization, withdrawing lessons learned and proposing solutions to the development of environment for poor children with extremely difficult situations in Chau Khe Commune.

12. Further research directions, if any: None

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây