Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Mùi
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17/04/1991
4. Nơi sinh: Yên Thắng – Yên Mô – Ninh Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Tự đánh giá năng lực bản thân và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả công việc của người lao động
8. Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60.31.04.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Hồng Thái
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tự đánh giá năng lực bản thân và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả công việc của người lao động, kết qủa nghiên cứu chỉ ra: Người lao động đánh giá ở mức thấp tính né tránh khó khăn trong công việc và tính bỏ dở công việc và đánh giá ở mức trung bình tính kiên trì, nỗ lực trong công việc và tính hiệu quả trong công việc. Nguồn gốc các trạng thái thể chất tiêu cực tác động mạnh mẽ nhất đến tự đánh giá năng lực nghề nghiệp theo chiều nghịch. Nguồn gốc học hỏi xã hội có ảnh hưởng tích cực đến tự đánh giá năng lực nghề nghiệp. Các trải nghiệm bản thân của người lao động không những không góp phần làm tăng mà có xu hướng làm giảm tự đánh giá năng lực nghề nghiệp. Nguồn gốc các trạng thái cảm xúc và sự khích lệ của người xung quanh không có mối liên hệ với tự đánh giá năng lực nghề nghiệp. Người lao động nhìn nhận năng lực xã hội của mình ở mức trung bình trên cả ba khía cạnh là: 1/ Sự sẵn sàng tham gia vào nhóm làm việc, 2/ Năng lực kiểm soát cảm xúc, 3/ Năng lực thiết lập và duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cả bốn nguồn gốc mà Bandura đề xuất đều có mối tương quan với tự đánh giá năng lực xã hội trong môi trường lao động của người lao động. Trong đó, nguồn gốc sự học hỏi xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tiếp đến là nguồn gốc các trạng thái cảm xúc, sự khích lệ của cấp trên, trải nghiệm bản thân. Riêng nguồn gốc các trạng thái thể chất tiêu cực có mối tương quan nghịch với tự đánh giá năng lực xã hội trong môi trường lao động.
Hiệu quả công việc của người lao động đạt mức độ bình thường ở các khía cạnh của nó là: 1/ Sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, 2/ Sự giúp đỡ và hợp tác với đồng nghiệp, 3/ Sự tuân thủ các quy định của tổ chức làm việc và cuối cùng 4/ Bảo vệ các mục tiêu của tổ chức. Khi xem xét ảnh hưởng của tự đánh giá năng lực bản thân đến hiệu quả công việc cho thấy tự đánh giá năng lực xã hội trong môi trường lao động ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả công việc hơn tự đánh giá năng lực nghề nghiệp.
Từ thực trạng tự đánh giá năng lực bản thân, mức độ ảnh hưởng của các nguồn gốc đến tự đánh giá năng lực bản thân và ảnh hưởng của tự đánh giá năng lực bản thân đến hiệu quả công việc, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm giúp người lao động nâng cao mức độ tự đánh giá năng lực bản thân và đạt được hiệu quả công việc tốt hơn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với người lao động và các nhà lãnh đạo quản lý trong việc nâng cao tự đánh giá năng lực bản thân cũng như nâng cao hiệu quả công việc dựa trên những tác động của tự đánh giá năng lực bản thân của người lao động.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài sâu sắc hơn nữa về tự đánh giá năng lực bản thân và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả công việc của người lao động trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Tự đánh giá năng lực bản thân của người lao động, Tạp chí Tâm lý học số 9, 2016, trang 58 – 69.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Mui 2. Sex: Female
3. Date of birth: 17th April 1991 4. Place of birth: Yen Thang – Yen Mo – Ninh Binh
5. Admission decision number: 3215/2014/QD-XHNV-SDH of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Self – efficacy and its influence to work performance of employees
8. Major: Psychology Code: 60.31.04.01
9. Supervisors: Dr. Bui Thi Hong Thai
10. Summary of the findings of the thesis:
Based on theoretical studies and practice of self – efficacy and its influence to work performance of employees, research results indicate: Workers evaluate low difficulty elusive work and the work left unfinished and inadequate assessment perseverance, work effort and efficiency at work. The origin of the physical state of negative impact to the most powerful work self – efficacy inverse. The origin of vicarious experiences has a positive effect on work self – efficacy. The mastery experiences of the workers not only do not contribute to increasing that tend to reduce the work self – efficacy. The origin of emotional states and the encouragement of those around no relation to work self – efficacy. The employee recognized his social capacity inadequate in all three aspects are: 1/ The willing participation in working groups, 2/ Ability to control emotions, 3/ Ability to establish and maintaining relationships with colleagues. Research also indicates that, all four proposed Bandura origin which are correlated with social self – efficacy in the working environment of workers. In particular, the origin of vicarious experiences is most powerful influence is the source followed by the emotional states, the encouragement of superiors, the mastery experiences. Particularly the source of negative physical status correlates inversely with the social self - efficacy in the working environment.
Work performance of the employees reached a normal level in the aspects of it are: 1/ The effort to complete the task, 2/ The help and cooperation with colleagues, 3/ A compliance the organization of work and finally 4/ Protecting the goals of the organization. When reviewing the impact of self – efficacy to work performance shows that social self - efficacy in the working environment strongly influences the work performance rather than work self – efficacy.
From self - efficacy situation, the influence of the sources to self - efficacy and the impact of their to work performance, the study proposes a number of measures to help workers raise the level of self - efficacy and achieve better work performance.
11. Practical applicability:
The research results of the thesis is a useful reference for employees and management leaders in raising the self - efficacy as well as their improve work performance based on cooperation self - efficacy of employees.
12. Further research directions:
If conditions and time, we will study the subject more deeply of self – efficacy and its influence to work performance of employees in a particular career field.
13. Thesis-related publications:
Self – efficacy of employees, Journal of psychology No. 9, 2016, page 58 – 69.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn