Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Trịnh Thị Thu Thương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/5/1987
4. Nơi sinh: Hà Trung, Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại Sầm Sơn”
8. Chuyên ngành: Du lịch Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thục, Trưởng Khoa Du lịch, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Dựa trên thực trạng tính thời vụ và xác định các nhân tố chính gây nên tính thời vụ du lịch ở Sầm Sơn nhằm chỉ ra những tác động của nó đến hoạt động du lịch Sầm Sơn. Tác giả đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của tính thời vụ đến hoạt động du lịch Sầm Sơn, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Qua đó giúp ngành du lịch Sầm Sơn phát huy những tiềm năng, lợi thế, để phát triển du lịch bốn mùa trong tương lai.
Tóm lại: Luận văn đã góp phần khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch Sầm Sơn. Phân tích và đưa ra những đánh giá khách quan về tác động tiêu cực của tính thời vụ đến hoạt động du lịch Sầm Sơn, đặc biệt nhấn mạnh đến các tác động tiêu cực của tính thời vụ đến công tác tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh du lịch, đến tài nguyên, môi trường du lịch và đến khách du lịch. Xác định những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch Sầm Sơn. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của tính thời vụ đến hoạt động du lịch Sầm Sơn
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các giải pháp đưa ra trong luận văn có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Nhận thức được tính cấp thiết của việc nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại Sầm Sơn cho việc phát triển du lịch bốn mùa. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ duy trì được nguồn tài nguyên du lịch và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch Sầm Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn:
Bài viết: Du lịch Sầm Sơn tìm giải pháp phá thế “độc canh” - Tạp chí du lịch Việt Nam, Số tháng 11/2016 (bài viết đã được Tạp chí duyệt đăng trên Số tháng 11/2016).
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Trinh Thi Thu Thuong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 12/5/1987 4. Place of birth: Thanh Hoa provine
5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH dated December 31st, 2014 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: The study on reducing the seasonality of tourism activities in Sam Son
8. Major: Tourism studies Code:
9. Supervisors: Dr. Nguyen Thi Thuc, lecturer of Thanh Hoa University of Culture, Sports and Tourism, Thanh Hoa.
10. Summary of the findings of the thesis:
Based on the reality seasonality of tourism activities and identify the seasonality of the major factors causing seasonality in Sam Son Tourism to show its impacts on Sam Son tourism activities. The author of the thesis has given some solutions to mitigate the negative impact of seasonality to Sam Son tourism activities for the sustainable tourism development. Thereby, the thesis also aims at promoting the potential and advantages to develop four seasons tourism in the future.
To sum up, the thesis has contributed to affirm the role, the importance of exploiting the potential for the development of Sam Son tourism. Analyzing and giving objective assessments of the negative impact of seasonality to Sam Son tourism activities, especially emphasized the negative impact of seasonality on the organization of effective management and business tourism, resources, tourism environment and tourists. Thus, we can draw the advantages and disadvantages to developing Sam Son tourism. On that basis, the thesis has proposed several solutions and petitions in order to minimize the negative impacts of seasonality to Sam Son tourism activities.
11. Practical applicability, if any:
The thesis offer a high applicability in practice. It also recognize the urgency to reduce the seasonality of tourism activities in Sam Son for the development of four seasons tourism. Good implementation of these solutions will sustain tourism resources and ensure the sustainable development of Sam Son tourism in particular and Thanh Hoa in general.
12. Further research directions, if any: None
13. Thesis-related publications:
Sam Son tourism finding solutions to break the "monoculture" - Vietnam Tourism Magazines – Published on November, 2016
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn